biếc
Trong quá trình trích ly, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hàm lượng chất cần trích là hệdung môi được sử dụng trong quá trình trích ly. Chính vì vậy mà thí nghiệm đầu tiên của đề tài là nghiên cứu tìm ra hệ dung môi an toàn, có khả năng trích ly được hàm lượng anthocyanin cao nhất từhoa đậu biếc.
Anthocyanin là chất phân cực nên tan tốt trong dung môi phân cực. Việc lựa chọn dung môi thích hợp khi trích ly sẽ thu được hàm lượng anthocyanin cao nhất.
Kết quảxác định dung môi chiết được trình bày trên các hình 3.1 – hình 3.8.
Hình 3.1. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ 60oC
Hình 3.2. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ 60oC sau 12h
Hình 3.3. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ thường
Hình 3.4. Mẫu nước chiết ở nhiệt độ thường sau 12h
54 Kết quả trên cho thấy:
Mẫu sử dụng dung môi nước chiết ở nhiệt độthường hay chiết ở nhiệt độ sôi đều bị biến đổi sang màu tím sau 12h -18h. Mẫu chiết bằng dung môi cồn ởhai điều kiện chiết khác nhau vẫn giữ được màu.
Theo tác giả Anna Bakowxka Barczak (2005) chỉ ra rằng, trên gốc aglucon của anthocyanin có mang điện tích dương nên các anthocyanin có khảnăng nhận H+ hoặc OH- nên làm thay đổi màu sắc của anthocyanin, khi tăng nhóm OH- màu của anthocyanin chuyển theo hướng sắc màu xanh. Trên cơ sở này ta có thể giải thích hiện tượng khi triết bằng ethanol thì màu xanh của dung dịch giữ được lâu hơn khi chiết bằng nước là do chất màu anthocyanin đã nhận OH- từ ethanol.
Hình 3.5. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ 60oC Hình 3.6. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ 60oC sau 12h Hình 3.7. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ thường Hình 3.8. Mẫu cồn chiết ở nhiệt độ thường sau 12h
55
Vì vậy, dung môi etanol 70o được sử dụng để trích ly anthocyanin trong các thí nghiệm tiếp theo. Đây là hệ dung môi rẻ tiền, thân thiện với môi trường và tương đối an toàn cho người sử dụng.