An toàn trên đường thuỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tỉ lệ tai nạn trong chuyên ngành VTĐTNĐ thấp với chưa đến 400 vụ tai nạn được thống kê hàng năm kể từ năm 2001 và số người chết ít hơn 300 người mỗi năm. Cho dù số vụ

tai nạn ĐTNĐ thấp, nhưng thiệt hại về người và của rất đáng được quan tâm. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do lỗi của người điều khiểu phương tiện và chất lượng tàu thuyền không tốt. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra tại các bến đò ngang vào các mùa mưa bão nơi việc chấp hành luật lệ giao thông đường thủy còn kém.

Bảng 2.4.1 Tai nạn giao thông, năm 2006

Phương thức Tai nạn % Số người

chết % Số người bị thương % Đường bộ 14.161 96,16 12.373 96,99 11.097 98,31 Đường sắt 292 1,98 136 1,07 158 1,40 ĐTNĐ 215 1,46 210 1,65 18 0,16 Vận tải biển 59 0,40 38 0,29 13 0,13 Tổng 14.727 100,00 12.757 100,00 11.288 100,00

Nguồn: Điểu chình, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam

đến năm 2020.

Các thiết bị hỗ trợ dẫn luồng hiện đang được cải thiện, nhưng việc bảo trì chúng gặp khó khăn. Số lượng thiết bị báo hiệu hỗ trợ dẫn luồng trên mạng lưới sông khoảng 2 đơn vị/km trên các sông có thể khai thác được.

2.5. Đặc đim th chế1) Cơ sở pháp lý 1) Cơ sở pháp lý

Luật cơ sở cho vận tải đường thuỷ nội địa là Luật GTĐTNĐ số 23/2004/QH11 ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004. Luật này gồm 8 chương bao gồm: quy định chung; quy hoạch, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; phương tiện thuỷ nội địa; thuyền viên và người lái phương tiện; quy tắc giao thông và báo hiệu của phương tiện; hoạt động của bến, cảng thuỷ nội địa, cảng vụ và hoa tiêu đường thuỷ nội

địa; vận tải đường thuỷ nội; và quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa.

Điều 10 quy định về việc quy hoạch ĐTNĐ như sau:

(i) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lưu vực sông, các quy hoạch khác có liên quan và nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh;

(ii) Các ngành khác khi lập quy hoạch dự án công trình có liên quan đến giao thông

đường thủy nội địa, phải có ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về GTVT đường thủy nội địa, trừ các công trình phòng chống bão lụt, bảo vệđê;

(iii) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa trên cơ sởđề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; (iv) Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ và UBND các tỉnh có

liên quan tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng phát triển KCHT GT thủy nội địa trên cơ sở quy hoạch tổng thểđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (v) Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết cho

phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đường thủy nội địa của các địa phương trên cơ sở

quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng GT đường thủy nội địa;

(vi) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

đường thuỷ nội địa có trách nhiệm công bố quy hoạch và quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.

Một Điều khác trong luật này phân loại đường thuỷ nội địa thành các phạm trù như sau: (Xem Bảng 2.5.1).

Bảng 2.5.1 Trách nhiệm vềđường thuỷ nội địa

Đường thuỷ Trách nhiệm về quản lý và bảo trì

Đường thuỷ nội địa quốc gia Bộ Giao thông Vận tải (Cục ĐTNĐ Việt Nam)

Đường thuỷ nội địa địa phương Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương

Đường thuỷ nội địa chuyên dùng Các tổ chức, cá nhân có đường thuỷ nội địa. Nguồn: Đoàn nghiên cứu VITRANSS2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)