Cạnh tranh về hành lang mục tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 48)

- Phương tiện chở hàng trên 501 GT, hoặc chở khách trên 101 chỗ, tàu biển

4) Cạnh tranh về hành lang mục tiêu

Để phù hợp với kế hoạch chuyển giao trên đây, ngành Vận tải đường thủy nội địa cần tập trung vào các phần hành lang và phân khúc thị trường nơi có khả năng thành công cao và nhường phần còn lại cho vận tải đường bộ và đường sắt.

Các phân khúc thị trường, nơi Vận tải đường thủy nội địa có lợi thế là lĩnh vực vận tải các sản phẩm cồng kềnh, rời có khối lượng lớn, chi phí thấp – đặc biệt là than, quặng, và hàng cồng kềnh. Đầu tư vào hệ thống Vận tải đường thủy nội địa cần tập trung vào những hành lang nơi có hoạt động vận tải những loại hàng hoá này. Và không nhất thiết phải thực hiện mọi thứ

trên tuyến hành lang đó, mà chỉ cần thực hiện nghĩa vụ cơ bản để duy trì và bảo vệ sự khai thác vận tải trên sông. Nếu chính phủ tập trung nguồn lực của mình vào lĩnh vực này, thì các

đơn vị tư nhân có thể có lựa chọn phương tiện đường thuỷ tối ưu. Vấn đề chọn kích cỡ tàu, hoặc loại tàu kéo hay đẩy, tốt nhất nên để cho thị trường quyết định; thay vì chính phủ tự

quyết. Tại miền Bắc, tàu tự hành chiếm ưu thế hơn do người sử dụng cảm thấy phù hợp hơn với điều kiện tại đồng bằng sông Hồng. Trong khi tại miền Nam lại có đội tàu đa dạng hơn để ứng phó với các điều kiện luồng tàu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính phủ sẽ phát triển luồng tuyến mà không tính tới các loại phương tiện

đường thuỷ; thay vào đó chính phủ cần phải tính tới việc đó bằng cách thu thập ý kiến đóng góp từ các đơn vị sử dụng xem vấn đề gì nên được ưu tiên.

Thương mại qua biên giới với Campuchia là minh hoạ cho biện pháp tiếp cận thị trường về mặt địa lý và hành lang. Một tuyến đường thuỷđang tồn tại và phát triển. Hiện tuyến

đang được ba công ty khai thác với các tàu 50-150 TEU và một chuyến đi một chiều mất hai đến ba ngày với mức giá vận tải hàng hoá là 250 đô la Mỹ mỗi TEU. Đây là tuyến cạnh tranh với tuyến vận tải ven biển. Vì vậy công tác bảo trì và nâng cấp tuyến đường thuỷ này nên là phần trọng tâm trong chiến lược Vận tải đường thủy nội địa ở miền Nam. Một vấn đề khó khăn hơn là sử dụng sông Hồng làm tuyến liên kết qua biên giới tiềm năng với Trung Quốc. Trong khi thương mại qua biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc

đang tăng, thì năng lực vận tải bằng đường sắt và bộ đang được mở rộng. Vận tải

đường thủy nội địa sẽđối mặt với nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Sông Hồng có nhiều

đoạn dốc mà theo lẽ tự nhiên không phù hợp với các phương tiện VT TNĐ. Phát triển âu tàu để cho phép tàu bè có thểđi lại qua những khúc dốc được đề xuất, nhưng chi phí – cả về mặt kinh tế và môi trường – đặt ra trước mắt một khó khăn lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)