Phương tiện đường thuỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 35 - 37)

- Phương tiện chở hàng trên 501 GT, hoặc chở khách trên 101 chỗ, tàu biển

3) Phương tiện đường thuỷ

Việc đăng ký phương tiện đường thuỷđã lạc hậu, với hàng ngàn phương tiện nhỏ chưa

được thống kê hoặc chưa được xác định. Tình trạng này có thể hiểu được nhưng không thể chấp nhận được khi chúng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông. Ngoại trừ

các tàu lớn của các doanh nghiệp vận tải, nhìn chung thuỷ thủđoàn hoặc hoa tiêu không qua đào tạo kỹ càng và thường không có chuyên môn phù hợp.

Cấp phép phương tiện đường thuỷ và thuyền viên cũng là vấn đề khi khai thác vận tải

3. CHÍNH SÁCH, QUY HOCH VÀ D ÁN HIN CÓ

3.1. Vn ti thy ni địa trong quy hoch ca chính ph

Phát triển vận tải thuỷ nội địa đặt trong mối liên hệ với các ngành khác của đất nước

được đưa vào một số quy hoạch phát triển quốc gia và phát triển vùng, như:

(i) Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội Quốc gia giai đoạn 2006-2010: đặt ưu tiên nâng cấp các tuyến đường thuỷ và cảng sông quan trọng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và

đồng bằng sông Hồng.

(ii) Quy hoạch Phát triển Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Bắc: đặt ưu tiên nâng cấp cửa Lạch Giang và cửa Đáy, bao gồm cả việc cải tạo đoạn tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình, cũng như phát triển các bến xếp/dỡ công-ten-nơở một vài cảng sông.

(iii) Quy hoạch Phát triển Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam: đặt trọng tâm vào nâng cấp tuyến Sài Gòn – Cà Mau và Sài Gòn – Kiên Lương.

3.2. Quy hoch tng th phát trin giao thong thy ni địa ti năm 2020 1) Định hướng cơ bản 1) Định hướng cơ bản

“Quy hoạch Tổng thể phát triển GTVT Đường sông tới năm 2020” (số 16/2000/QĐ-TTg

được phê duyệt vào năm 2000) là quy hoạch của chuyên ngành đường thủy nội địa. Quy hoạch này đã được điều chỉnh bổ sung và được phê duyệt bằng quyết định số

13/2008/QĐ-BGTVT ngày 6/8/2008 của Bộ Giao thông Vận tải. Đây là quy hoạch bao quát các chương trình mà Cục ĐTNĐ muốn thực hiện trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ vận tải, phát triển đội tàu, và công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu.

Quy hoạch tổng thể điều chỉnh, bổ sung là cơ sở cho: a) quy hoạch chi tiết cho việc xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, trang thiết bị và cải thiện dịch vụ, b) điều phối và gắn kết với các quy hoạch ngành vận tải khác đối với đường bộ, đường sắt và các ngành khác có liên hệ trực tiếp với VTĐTNĐ và c) huy động vốn (ngân sách, ODA, FDI, và các nguồn khác).

Định hướng cơ bản của quy hoạch tổng thể như sau:

(i) Khai thác lợi thế tự nhiên vềđường thuỷ trong việc vận tải hàng hoá khối lượng lớn, hàng siêu trường siêu trọng với chi phí thấp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; (ii) Phát triển giao thông đường thủy một các đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, trang

thiết bị bốc xếp, phương tiện vận tải, và năng lực quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và sự an toàn;

(iii) Phát triển kết cấu hạ tầng ĐTNĐ gắn kết với các phương thức vận tải khác và kết hợp giữa phát triển giao thông đường thủy với các ngành thuỷ lợi và thuỷđiện. (iv) Phát triển đội tàu vận tải theo hướng trẻ hóa, cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện

luồng lạch và bảo đảm an toàn vận tải;

(v) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tưđể phát triển kết cấu hạ tầng VTĐTNĐ trong đó nhà nước tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì tuyến luồng sông và tham gia đầu tư các cảng đầu mối quan trọng cùng với các doanh nghiệp.

Bên cạnh mục tiêu mở rộng mạng lưới tuyến và dịch vụ VTĐTNĐ, quy hoạch cũng đặt ra các mục tiêu phát triển đội tàu, luồng tàu và cảng.

(i) Vềđội tàu: tổng trọng tải đội tàu là 12 triệu tấn, giảm độ tuổi trung bình của đội tàu từ 12 năm xuống 5-7 năm, cơ cấu hợp lý với 30-35% tàu kéo đẩy, và 65-70% tàu tự hành. (ii) Về kết cấu hạ tầng: tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý và khai thác vận

tải đảm bảo đồng cấp trên một số luồng chính, hiện đại hoá hệ thống báo hiệu, kênh hóa các đoạn sông qua thành phố lớn.

(iii) Về cảng và bến thủy nội địa: hiện đại hoá các cảng đầu mối, cảng chính ở các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa bốc xếp đối với các cảng địa phương, xây dựng một số cảng khách và bến khách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 35 - 37)