Phát triển các tuyến công nghiệp chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 55 - 56)

- Phương tiện chở hàng trên 501 GT, hoặc chở khách trên 101 chỗ, tàu biển

3) Phát triển các tuyến công nghiệp chính

Các tuyến đường thuỷ chính thuộc nhóm này, cũng như các quy hoạch nâng cấp cải tạo các tuyến đó như sau:

(i) Tuyến Quảng Ninh – Phả Lại là tuyến cung cấp than chủđạo cho các nhà máy điện và xi măng. Cục ĐTNĐ đã quy hoạch nâng cấp 128km sông từ Cấp III lên Cấp II với chi phí 29,4 triệu đô la Mỹ.

(ii) Tuyến Phả Lại – Á Lữ có thểđược xem thêm một đoạn kéo dài 33km của tuyến cung cấp than Phả Lại – A Lữ nhằm phục vụ tỉnh Bắc Giang. Tuyến này được đề xuất nâng cấp từ Cấp IV lên Cấp III. Chi phí dự án là 7,6 triệu đô la Mỹ.

(iii) Tuyến Tuyên Quang – Việt Trì dài 115km và chạy dọc theo sông Lô. Hàng hoá vận tải chính trên tuyến là than, cát và đá sỏi. Tuyến được quy hoạch nâng cấp từ cấp IV lên Cấp III. Chi phí dự án là 36,75 triệu đô la Mỹ. Rõ ràng là nhu cầu đó chỉ là tạm thời và có thể sụt giảm ngay khi hoàn thành xây dựng dự án đập.

(iv) Nâng cấp tuyến Phả Lại – Đa Phúc dài 87km từ Cấp V lên cấp III. Chi phí ước tính là 20,0 triệu đô la Mỹ.

(v) Cải tạo, mở rộng, và nạo vét tuyến ngã ba sông Hồng Đà – Hoà Bình, dài 58km, lên Cấp III. Chi phí dự án là 13,3 triệu đô la Mỹ.

(vi) Nâng cấp tuyến Ninh Bình – Thanh Hoá lên cấp III-IV. Chi phí dự án là 11,5 triệu đô la Mỹ.

5.3. Vn ti thy ni địa min Nam 1) Khung hành lang 1) Khung hành lang

Việc phân loại thành 3 cấp theo chức năng tương tự cũng được áp dụng đểđịnh hướng phát triển cho mạng lưới đường thuỷ nội địa tại miền Nam. Thứ bậc này được thể hiện trong Hình 5.3.1.

(i) Các tuyến chính yếu (loại I) bao gồm: (i) TPHCM – Tây Bắc Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) TPHCM – Tây Nam Đồng bằng sông Cửu Long; (iii) TPHCM – Vũng Tàu/Cái Mép; và (iv) tuyến qua biên giới qua Campuchia.

(ii) Các tuyến công nghiệp quanh khu vực TPHCM.

(iii) Các tuyến nội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với ba tuyến nội vùng chính phục vụ

vận tải địa phương và các khu công nghiệp xung quanh.

Các tuyến chính yếu được ưu tiên cao hơn để phục vụ các hành lang có nhu cầu và tiềm năng cao nhất. Tuyến công nghiệp chủđạo cũng như tuyến nội vùng tại đồng bằng sông Cửu Long cũng quan trọng và nên được xem xét phát triển thêm. Nhưđã đề xuất trong quy hoạch tổng thể của Cục ĐTNĐ, các hướng phát triển được chú trọng tại các đoạn sau. Chi tiết đề xuất có trong Phụ lục 5C.

Các tuyến trong vùng không được đề cập chi tiết. Nhiều nút cổ chai chính cần được xem xét và các dự án quan trọng cần được xác định để cấp vốn. Chương trình VT TNĐ tổng

thể nên phân bổ hoặc dành riêng một phần vốn để phát triển tuyến nội vùng tại miền Bắc như Cục ĐTNĐđã xác định.

Hình 5.3.1 Hành lang VTTNĐ tại miền Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)