Phát triển các tuyến chính yếu (loại I)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 53 - 55)

- Phương tiện chở hàng trên 501 GT, hoặc chở khách trên 101 chỗ, tàu biển

2) Phát triển các tuyến chính yếu (loại I)

(1) Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Năng lực của tuyến Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh được phát huy tối đa tới mức có thể do đây là tuyến có lưu lượng vận tải lớn nhất miền Bắc. Tuyến cũng được dự báo

được nâng cấp từ Cấp III (có các đoạn Cấp I) lên Cấp II, có năng lực bốc dỡ sà lan 4x400DWT (Hình 5.2.2.). Công trình liên quan đến các công tác nạo vét, chỉnh trị dòng chảy, bảo về kè bờ, kiểm soát khúc nông, tĩnh không cầu, và lắp đặt thiết bị hỗ trợ dẫn luồng. Chi phí dự án là 38,2 triệu USD.

(2) Lạch Giang – Hà Nội

Tuyến Lạch Giang – Hà Nội (192km) được quy hoạch nâng cấp từ cấp II hiện tại lên Cấp I. Tăng trưởng giao thông trên hành lang này không cao như trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong khoảng 1,2 đến 1,9 lần vào năm 2030. Tuyến có lợi thế là kết nối các tuyến sông với vận tải ven biển. Về quy mô các công trình cũng tương tự nhưng tuyến cần được chú trọng nạo vét khơi sâu luồng (từ 0,9 đến 3,0 m ở một sốđoạn). Các hợp phần chính bao gồm (i) công trình nâng cấp (45,5 triệu đô); (ii) ổn định luồng tàu (125,6 triệu đô); (iii) cải thiện luồng tàu vận tải (17,1 triệu đô); và (iv) cải tạo cầu Đuống (21,9 triệu đô).

(3) Quảng Ninh - Ninh Bình

Tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình là tuyến quan trọng thứ ba. Tuyến dài 266km, chạy theo các sông nội địa (như sông Bạch Đằng, Đào, Lạch Tray) qua Hải Phòng. Tuyến được đề

xuất phát triển lên Cấp III. Chi phí dự án là 61,2 triệu đô. Phương án vận tải ven biển thay thế có thể được chọn khi dự án Cửa Đáy – Ninh Bình (74km) được thực hiện (Hình 5.2.2). Mở tuyến vận tải ven biển cũng sẽ nhằm giúp mở cảng Ninh Bình để thực hiện vận tải ven biển. Chi phí dự án là 17 triệu đô.

Hình 5.2.2 Phương án vận tải ven biển thay cho tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình

Nguồn: Nghiên cứu của NHTG (Nghiên cứu vận tải toàn diện Miền Bắc)

(4) Tuyến Hà Nội – Việt Trì, và đoạn kéo dài lên Yên Bái và Lào Cai

Đoạn Hà Nội – Việt Trì được đề xuất nâng cấp lên Cấp II. Đây là một phần của quy hoạch phát triển chung cho tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai (362km) bao gồm (i) Hà Nội

đi Việt Trì, Cấp IV lên cấp II; (ii) Việt Trì đi Yên Bái, Cấp V lên cấp III; và (iii) Yên Bái đi Lào Cai, ổn định ở cấp IV và nâng lên cấp III khi xây dựng âu tàu. Tuyến Yên Bái – Lào Cai là tuyến qua biên giới sang Trung Quốc. Căn cứ vào tuyến đường sắt và đường bộ

Hai tuyến đường thủy vận chuyển than và VLXD

dọc theo cùng một tuyến hành lang đi Lào Cai được quy hoạch, đoạn Yên Bái – Lào Cai cần được xem xét lại. Chi phí dự án cho phát triển tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai là 133,3 triệu đô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)