Giải pháp an toàn bị động liên quan đến tường hộ lan mềm

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (Trang 26 - 29)

Mục đích của tường hộ lan mềm là ngăn cản và giữ những chiếc xe mất điều khiển bị văng bật ra ngoài phạm vi mặt đường (đặc biệt tại các vị trí vực sâu) và giảm mức độ chấn thương đối với người tham gia giao thông.

Thiết kế tường hộ lan mềm nên thiết kế để giảm được mức độ trầm trọng của những chấn thương đối với người lái xe máy trong quá trình va chạm (Hình 4.37)

122

Hình 4.37: Tường hộ lan mềm được thiết kế an toàn cho xe máy tại các vị trí vực sâu

(Nguồn: iRAP, 2009 [5a] & ASSING, 2002 [9c])

Chiều cao tường hộ lan nên đảm bảo từ 0.75m ÷ 0.85m, đặc biệt trên các trục đường có tốc độ cao theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729- 1997). Hình 4.38 là cấu tạo của tường hộ lan mềm có chiều cao 0.75m và chôn sâu 1.2m. Đồng thời lưu ý thiết kế bộ phận dầm W nhô cao hơn so với trụ đỡ, để hạn chế chấn thương nặng khi đầu của nạn nhân đập vào phần nhô lên của trụ đỡ.

Việc xử lý phía đầu tường hộ lan mềm bằng cách uốn và chôn xuống đất, chỉ nên áp dụng trên các đoạn xe chạy tốc độ thấp V< 60 (km/h). Bởi vì, nếu chiều cao hàng rào hộ lan thấp, khi xe đâm vào với tốc độ cao, ô tô sẽ dễ dàng bị lật nhào (Hình 4.39).

Hình 4.38: Cấu tạo tường hộ lan mềm có chiều cao 0.75m và chôn sâu 1.2m

Ngoài ra, để hạn chế mức độ biến dạng khi xe đâm vào tường hộ lan mềm, đồng thời tăng độ cứng cho hàng rào hộ lan, nên thiết kế gắn chặt hàng rào hộ lan vào lan can cầu và sử dụng bu-lông đặc biệt, xoáy vào bê tông (Hình 4.40).

Hình 4.40: Thiết kế gắn chặt hàng rào hộ lan vào lan can cầu

Trên các đường quốc lộ của Việt Nam, việc thiết kế để hở phía đầu hàng rào tôn sóng là hết sức nguy hiểm khi xe đâm vào (Hình 4.41). Do đó, đề xuất các dạng đầu hàng rào có thể giảm năng lượng khi va chạm (Hình 4.42 & Hình 4.43)

Hình 4.41: Mối nguy hiểm khi thiết kế để hở phía đầu hàng rào tôn sóng

Hình 4.42: Thiết kế uốn cong phía đầu hàng rào tôn sóng trên đường cao tốc tại CHLB Đức

Hình 4.43: Thiết kế uốn cong phía đầu hàng rào tôn sóng trên đường quốc lộ 2 làn xe

Ngoài ra phải thường xuyên kiểm tra định kỳ vị trí nối tiếp giữa hai tấm gờ trượt kim loại của tường hộ lan mềm. Yêu cầu phải được bắt chặt bằng các ốc vít và không có khoảng hở (Hình 4.44)

Hình 4.44: Kiểm tra các ốc vít tại vị trí nối tiếp giữa hai tấm gờ trượt kim loại của

124

Hàng rào hộ lan sử dụng dây cáp thép được mạ kẽm “Wỉre rope safety fence/ cable barrier” thích hợp với những đoạn đường có tải trọng xe nhẹ và có hiệu quả chi phí thấp đã được thế giới đề xuất từ năm 1990. Hiện nay được áp dụng tại một số nước Châu Âu như Danish và được thiết kế theo tiêu chuẩn mới của EU “New European CEN standards”.

Thiết bị được thử nghiệm khi cho xe ô tô có trọng lượng (900Kg ÷1500Kg) đâm vào với góc 200, cho thấy mức độ chấn thương giảm đáng kể khi sử dụng hàng rào hộ lan bằng dây cáp thép.

Hình 4.45: Hàng rào hộ lan sử dụng 4 dây cáp thép có chiều cao 78cm so với mặt đất và được chôn sâu 45cm.

Thiết bị này có thể sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng sau khi xảy ra xung đột, đồng thời có tuổi thọ dài và chi phí duy tu bảo dưỡng thấp. Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều đoạn đường trên QL.14 “đường Hồ Chí Minh” đã áp dụng hàng rào hộ lan sử dụng dây cáp thép.

Hình 4.46: Ví dụ về đoạn đường áp dụng hàng rào hộ lan sử dụng dây cáp thép

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)