- trên vòng xuyến nhiều làn xe khi bán kính nhánh rẽ >
PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU AN TOÀN GIAO THÔNG
5.1 PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT XUNG ĐỘT GIAO THÔNG 1 Khái niệm
5.1.1 Khái niệm
Kỹ thuật xung đột giao thông (The Trafic Conflict Technique-TCT) xuất phát từ kết quả nghiên cứu tại phòng thí nghiệm “Detroit General Motors Laboratory” vào cuối năm 1960, để xác định vấn đề an toàn liên quan tới phương tiện xe cộ (PERKINS/ HARRIS, 1968 [37b]). Thông qua công việc khảo sát và ghi lại những tình huống va chạm mô phỏng giữa các phương tiện giao thông, để từ đó xác định những hành động nhằm tránh những xung đột tiềm năng. Trong việc thiết lập mối quan hệ giữa xung đột và tai nạn, phương pháp này được các nhà nghiên cứu đánh giá có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, một vài nhược điểm của phương pháp cũng sớm được các nhà khoa học tiết lộ (COOPER, 1977 [38b]) (WILLIAMS, 1981 [39b]). Mặc dù có nhiều vấn đề liên quan đến tính hiệu quả và mức độ tin cậy của phương pháp, thế nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục các cuộc thử nghiệm để thiết lập các định nghĩa, phân tích, đánh giá và đưa ra tiêu chuẩn về mức độ xung đột. Phương pháp kỹ thuật xung đột của Thụy Điển (Swedish Traffic Conflict Technique), phát triển dựa trên các kết quả nghiên cứu của trường Đại học Lund (University of Lund), đã định nghĩa khái niệm “xung đột” như sau: “Đó là một tình huống có thể quan sát được, trong tình huống này có sự chuyển động tiến lại gần nhau của hai hay nhiều người tham gia giao thông trong một khoảng thời gian và không gian và rủi ro xung đột sẽ xuất hiện nếu như sự chuyển động của người tham gia giao thông vẫn không thay đổi” (AMUNDSEN/ HYDEN, 1977 [40b]).
Thông thường sự chuyển động của phương tiện giao thông tại vùng xung đột bao gồm: Phanh, tăng tốc, tránh và dừng lại đột ngột (đối với người đi bộ, nhiều trường hợp quyết
160
định quay trở lại). Xem xét tổng thể quá trình chuyển động của phương tiện giao thông bao gồm các tình huống được thể hiện trên Hình 5.1
Hình 5.1: Tổng thể các tình huống có khả năng xảy ra trong quá trình chuyển động Để nghiên cứu quá trình xung đột cần phải xác định các yếu tô sau:
¾ Dạng xung đột
¾ Phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện
¾ Mức độ nguy hiểm của xung đột
¾ Vùng không gian và thời gian quan sát
Khi đó tỉ lệ xung đột (KR) được xác định theo công thức (5.1):
t t
B K
KR= (5.1) (Nguồn: SCHNABEL/ LOHSE, 1997 [32c])
Trong đó:
KR = Tỉ lệ xung đột „Konfliktrate“
Kt = Số lượng các xung đột (bao gồm xung đột dẫn đến tai nạn và xung đột tránh được) tại thời điểm quan sát t
Bt = Số lượng các phương tiện giao thông (bao gồm cả người đi bộ) xuất hiện “nhìn thấy nhau” tiến gần đến phạm vi xung đột, tại thời điểm quan sát t