Một số trang thiết bị an toàn giao thông cải tiến

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (Trang 29 - 31)

Các hình ảnh theo sau (Hình 4.47 đến Hình 4.50), giới thiệu một số trang thiết bị an toàn giao thông cải tiến, đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giớị Bao gồm:

• Thiết bị hộ lan giảm năng lượng va đập “Crushed Crash Cushion”

• Thiết bị hộ lan có khả năng xoay và hấp thụ năng lượng

• Thiết bị gương cầu lồi “Defog Safety Mirror

Hình 4.47: Thiết bị hộ lan giảm năng lượng va đập “Crushed Crash Cushion” trên đường cao tốc

Hình 4.48: Thiết bị hộ lan có khả năng xoay “Safety roller barrier” và hấp thụ năng lượng “Shock – absorbing barrier” sản phẩm được giải vàng trong hội chợ quốc tế tại Seoul “Awarded Gold Prize in Seoul International Invention Fair

Hình 4.49: Thiết bị gương cầu lồi “Defog Safety Mirror” (có đường kính Ф600 mm, Ф800 mm và Ф1000 mm) được bố trí tại các góc ngoặt có tầm nhìn hạn chế. Qua gương cầu, người lái xe có thể quan sát được xe chạy ngược chiều để điều chỉnh tốc độ phù hợp. Thông thường, gương được sản xuất bằng kính pha lê hoặc thép inox. Đường kính của gương cầu được lựa chọn phụ thuộc vào cấp đường (Đường cấp IV trở xuống chọn Ф800 mm; Đường cấp I, II và III chọn Ф1000 mm). Cột chống làm bằng thép ống tròn Ф80 mm ÷ Ф100 mm,

126

gia cố bằng BTXM #200 với kích thước móng 20cm x 20cm x chiều sâu cột. Gương cầu lồi nên đặt sát vai nền đường, phía lưng đường cong trên đường phân giác của góc đỉnh. Gương nên đặt vuông góc với mặt phẳng nằm ngang và mép dưới của gương cao hơn vai đường 1.20 m

Hình 4.50: Cột trụ tiêu dẻo “Prefabricated flexible guide post” thuận tiện trong việc lắp đặt (có đường kính Ф250 mm và Ф200 mm) có mạ phản quang để tăng khả năng nhận biết cho người lái và phân chia giữa hai luồng giao thông

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)