- trên vòng xuyến nhiều làn xe khi bán kính nhánh rẽ >
CÂU HỎI & BÀI TẬP
Ị Ôn tập Chương I
1) Nêu những nét đặc trưng trong diễn biến tai nạn giao thông của Việt Nam và các nước trên thế giới;
2) Trình bày khái niệm về An toàn giao thông và rủi ro tai nạn;
3) Sự khác nhau trong phân loại về tai nạn và hình thức va chạm của Việt Nam với các nước trên thế giới;
4) Kể tên các nguồn dữ liệu cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu An toàn giao thông của Việt Nam và các nước trên thế giớị Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn dữ liệụ
5) Sử dụng phần mềm thông tin số hóa bản đồ (ví dụ: MapInfo Professional...) để biểu diễn sự phân bố tai nạn giao thông trên địa bàn của 63 tỉnh trong toàn quốc trong năm 2010. Sau đó phân tích đặc điểm về tai nạn giao thông trên các địa bàn và xu hướng diễn biễn của tai nạn giao thông trong tương lai;
6) Trình bày công việc kết nối cơ sở dữ liệu đường, dữ liệu giao thông và dữ liệu tai nạn để phục vụ cho công việc nghiên cứu An toàn giao thông (Khuyến khích học viên đưa ra kết quả kết nối cụ thể bằng cách sử dụng các công cụ phần mềm ứng dụng như: MapInfo Professional; Microsoft Office Access và Microsoft Office Excel…).
IỊ Ôn tập Chương II
7) Phân tích các yếu tố cơ bản tác động lên tai nạn giao thông. Cở sở hạ tầng đường bộ có mức độ tác động như thế nào đến tai nạn giao thông?
8) Nêu các tiêu chí đánh giá về đặc trưng tai nạn giao thông trên mạng lưới đường. Phân tích và nêu ý nghĩa của các tiêu chí đánh giá;
9) Kể tên các hình thức tập trung tai nạn và sự khác nhau trong quan niệm về điểm đen tai nạn giao thông của Việt Nam và một số nước trên thế giới;
10)Điều kiện đường và điều kiện giao thông tác động đến các đặc trưng tai nạn như thế nàỏ
5
12)Trình bày các phương pháp để lồng ghép các chương trình đánh giá đường bộ quốc tế với kết quả đánh giá của Việt Nam (Khuyến khích đối với những học viên có các kết quả kết nối dữ liệu cụ thể).
13)Thế nào là công việc phân tích an toàn giao thông trên mạng lưới đường bộ? Phương pháp tiến hành như thế nàỏ (Khuyến khích đối với những học viên có các kết quả phân tích cụ thể trên mạng lưới đường).
IIỊ Ôn tập Chương III
14)Khái niệm và mục đích của công tác thẩm định An toàn giao thông “Road Safety Audit”;
15)Khái niệm và mục đích của công tác xử lý điểm đen “Black-spots treatment”;
16)Phân tích sự khác nhau giữa công tác thẩm định An toàn giao thông và xử lý điểm đen; 17)Tiêu chí để xác định điểm đen trên đường bộ hiện nay của Việt Nam;
18)Phân tích chu trình của một dự án xử lý điểm đen;
19)Kết quả giải pháp cứu chữa trên các đoạn đường của “chương trình đánh giá đường bộ quốc tế” (iRAP) trên các quốc lộ của Việt Nam trong năm 2009 có thể áp dụng để xử lý điểm đen không ? Vì saỏ
IV. Ôn tập Chương IV
20)Phân tích sự khác nhau giữa các biện pháp An toàn chủ động “Active Safety” và An toàn bị động “Passive Safety”;
21)Phân tích một số các giải pháp quan trọng liên quan đến cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ để giảm thiểu tai nạn giao thông;
22)Tiêu chí lựa chọn đèn tín hiệu để nâng cao mức độ ATGT tại nút giao thông;
23)Tiêu chí lựa chọn cầu vượt cho người đi bộ để nâng cao mức độ ATGT trên các trục đường quốc lộ và đường đô thị;
24)Trình bày tác dụng của giải pháp sử dụng “nút giao thông đảo xuyến” để nâng cao an toàn giao thông;
25)Phân tích các giải pháp an toàn giao thông trong vùng thi công;
26)So sánh một số phương pháp đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp cải thiện An toàn giao thông. Ưu nhược điểm của các phương pháp?
27) Tuyến đường quốc lộ, dài 5km, cấp III đồng bằng (Tốc độ thiết kế, Vtk= 80km/h), 2 làn xe (bề rộng mặt đường:7m, bề rộng nền:12m). Số liệu tai nạn và lưu lượng giao thông được điều tra trong 3 năm (từ năm 2008 đến năm 2010) thể hiện bảng phía dưới
Năm Số vụ tai nạn trầm trọng (vụ) Lưu lượng xe (xe/ ng.đêm)
2008 14 9.000
2009 10 9.500
2010 12 10.000
a) Hãy xác định mật độ tai nạn (số vụ/ km-năm) & rủi ro tai nạn (số vụ/ 106 xẹ km- năm) trên đọan tuyến dài 5km (từ năm 2008 đến năm 2010)?
b) Trên đọan tuyến 5km, tiến hành đề xuất 4 giải pháp sau: