AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG VÙNG THI CÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (Trang 42 - 44)

Đề xuất kế hoạch và các giải pháp An toàn giao thông, cũng như quản lý giao thông thích hợp là hết sức cần thiết trong phạm vi thi công. Dựa trên quan điểm về An toàn giao thông, phạm vi thi công được phân loại thành 4 vùng cơ bản theo sau:

Vùng đệm cảnh báo phía trước “Advance Warning Sub-Zone”: Mục đích vùng này là chuẩn bị và cảnh báo cho người lái xe biết trước phạm vi công trường đang thi công phía trước. Đây là vùng quan trọng trong bất kỳ một hệ thống điều khiển an toàn giao thông nàọ

Vùng đệm chuyển tiếp “Transition Sub-Zone or Activity Area”: Đây là vùng mà xe cộ được điều khiển và chỉ dẫn khi đi vào, thoát ra và chuyển hướng vòng quanh vùng thi công. Theo quan điểm về an toàn giao thông, đây là vùng quan trọng nhất và các xe cộ hầu hết chuyển hướng rẽ. Vùng này chủ yếu bố trí biển báo vuốt nối và hướng dẫn chuyển làn, sơn vạch kẻ trên đường và các thiết bị điều khiển giao thông.

138

Vùng thi công “Work Sub-Zone”: Đây thực sự là vùng thi công của đoạn đường. Vì vậy, các chỉ dẫn giao thông phải rõ ràng và cần thiết bố trí các thiết bị kênh hóa dòng giao thông để tránh xe cộ xâm phạm vào khu vực đang thi công.

Vùng kết thúc “Termination Sub-Zone”: Vùng này được sử dụng để thông báo cho lái xe biết kết thúc đoạn đường thi công. Biển thông báo kết thúc phạm vi thi công sẽ được bố trí trong vùng nàỵ

Hình 4.67: Các vùng được phân chia trong phạm vi thi công

Mặt khác, công trường thi công là nơi tập trung tai nạn caọ Tổng kết từ cơ sở dữ liệu trên hành lang thí điểm QL.1A của tư vấn CONSIA, trong dự án An toàn giao thông Việt Nam (VRSP), có thể nhận thấy trong phạm vi thi công, mật độ tai nạn dao động từ 1 đến 2 tai nạn chết người trên 1km đường trong 1 năm. Vì vậy, để nâng cao An toàn giao thông, cần thiết áp dụng các phương pháp điều khiển giao thông trong vùng thi công. Các biện pháp cơ bản là:

• Thiết bị điều khiển giao thông để nhận biết rõ giới hạn và phạm vi thi công

• Kênh hóa giao thông khi qua vùng thi công

• Điều khiển sự chuyển động quay vòng của dòng giao thông được thuận lợi và an toàn Thực tế, trên các tuyến đường của Việt Nam, văn hóa giao thông trong phạm thi công tương đối thấp. Điều này thể hiện liên quan đến hai đối tượng là người tham gia giao thông và các công nhân thi công đường.

• Biển báo hiệu trong vùng thi công quá cũ, khó nhận biết

• Công nhân thi công không mặc áo vét phản quang

• Thiếu các thiết bị điều khiển an toàn giao thông trong vùng chuyển tiếp đến phạm vi thi công và vùng kết thúc thi công

• Thiếu thiết bị an toàn về ban đêm

• Biển báo và cọc tiêu chóp nón được bố trí không đủ

Hình 4.68: Công trường thi công tại điểm đen Km267+586 (Nút giao thông chữ Y- Vũng Trắm, Ninh Bình)

Như đã nêu ở trên, vùng đệm chuyển tiếp “Transition Sub-Zone” là một đoạn vuốt rất quan trọng. Không những vậy đoạn vuốt nối còn được bố trí tong phạm vi kết thúc thi công. Thông thường sẽ có 3 dạng vuốt nối chủ yếụ Đó là: Vuốt nối nhập làn “Merging tapers”; vuốt nối tách làn “Shifting tapers” và vuốt nối bên lề đường “Shoulder tapers”. Chiều dài của các đoạn vuốt nối trong vùng đệm chuyển tiếp được trình bày chi tiết phía dướị

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn giao thông đường bộ: Phần 2 - PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)