TUỔI
Hiện nay, định nghĩa về người cao tuổi vẫn chưa được thống nhất trên toàn thế giới. Tại đa số các nước phát triển, người cao tuổi là từ 65 tuổi trở lên [36]. Tại Việt Nam, người cao tuổi được quy định là người từ 60 tuổi trở lên [37].
Tỷ lệ nhập viện và tử vong do nhiễm khuẩn cao nhất ở đối tượng người cao tuổi. Năm 2001 – 2014, hơn 20 triệu bệnh nhân trên 65 tuổi ở Hoa Kỳ nhập viện do nhiễm khuẩn và tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn cao nhất ở nhóm bệnh nhân trên 84
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu
13
tuổi [11]. Khả năng nhập viện và tử vong do nhiễm trùng cao hơn ở nhóm đối tượng này là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm sự suy giảm miễn dịch, các bệnh lý nền, nhiễm trùng bệnh viện, sự phức tạp và chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, tác dụng không mong muốn của kháng sinh [7, 8, 38].
Những thay đổi sinh lý ở người cao tuổi bao gồm sự suy giảm của hệ miễn dịch, sự thay đổi ở hàng rào bảo vệ da và niêm mạc, tình trạng máu lưu thông kém… khiến đối tượng này dễ mắc bệnh nhiễm trùng hơn [7, 8]. Việc đặt các thiết bị xâm lấn như ống thông tiểu, khớp giả, van tim nhân tạo… là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng [9, 38]. Các bệnh lý nền, đặc biệt là đái tháo đường và suy tim mạn tính, làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng [7, 8, 38]. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng là thách thức trong sử dụng kháng sinh ở người cao tuổi hiện nay. Tuổi cao, suy giảm miễn dịch, ở viện dưỡng lão hay cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn, đặt các thiết bị xâm lấn, sử dụng kháng sinh trước đó đã được xác định là những yếu tố nguy cơ của nhiễm mầm bệnh đề kháng kháng sinh ở người cao tuổi [7, 9, 38].
Các nhiễm khuẩn thường gặp ở người cao tuổi là viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và mô mềm [8]. Tuy nhiên những dấu hiệu nhiễm trùng ở người cao tuổi thường không điển hình và không rõ ràng. Bệnh nhân có nhiễm trùng đôi khi chỉ có biểu hiện lú lẫn, suy nhược, chán ăn hay té ngã… Những trường hợp như vậy thường khiến cho việc sử dụng kháng sinh bị trì hoãn cho đến khi dấu hiệu của nhiễm trùng trở nên rõ ràng và nặng hơn [7, 8]. Ngược lại, một số bệnh nhân có sốt nhưng không có nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ sử dụng kháng sinh không cần thiết. Sử dụng kháng sinh không phù hợp ở người cao tuổi có những rủi ro bao gồm tương tác thuốc, các phản ứng có hại của thuốc, gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng và C. difficile [38].
Phản ứng có hại của kháng sinh thường xảy ra ở người cao tuổi hơn [10]. Sử dụng đồng thời nhiều thuốc do có nhiều bệnh mắc kèm làm tăng nguy cơ tương tác thuốc. Sự thay đổi trong dược động học của kháng sinh ở người cao tuổi, đặc biệt là sự suy giảm chức năng thận do tuổi già và do các bệnh lý mắc kèm (đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim…) có thể làm kéo dài thời gian bán hủy, tăng khả năng gây phản ứng có hại và độc tính của kháng sinh [10, 38]. Đối với carbapenem, suy giảm chức năng thận và tuổi cao là yếu tố nguy cơ gây ra các tác dụng phụ trên thần kinh đã được báo cáo ở đối tượng này như co giật, suy giảm nhận thức, ảo giác về thính lực và thị lực… Trong số các carbapenem, imipenem là kháng sinh có tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ co giật nhiều nhất [39].