8. Kết cấu luận văn
1.2.5. Nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc
- Quản lý thu BHXH bắt buộc là thu đúng, thu đủ và kịp thời.
Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công và đúng thời gian quy định: mọi người lao động khi có HĐLĐ, được trả công bằng tiền đều
19
là đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công, căn cứ đóng BHXH của người lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; thu đúng phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động để xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu.
Thu đủ là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.
Thu kịp thời là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham gia BHXH. Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu.
- Quản lý thu BHXH bắt buộc là tập trung, thống nhất, công bằng và công khai.
Cơ chế thu BHXH là thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo công khai, công bằng ở cơ sở nên một xã hội ổn định, bền vững. Khi người dân có cuộc sống đảm bảo, sẽ hạn chế được phân biệt đối xử, giảm bớt được sự phân cách giàu nghèo. Thông qua hoạt động BHXH, Nhà nước là trung gian đứng ra điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hòa lợi ích và công bằng xã hội cho người lao động trong mọi thành phần kinh tế. Hay nói cách khác, người lao động sẽ được công bằng hơn về quyền lợi, khi Nhà nước thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập thông qua chính sách BHXH, nhất là trong thời điểm hiện nay thu nhập của người lao động, nhất là khu vực lao động trực tiếp còn thấp hơn các khu vực khác.
- Quản lý thu BHXH bắt buộc là an toàn, hiệu quả.
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu
20
BHXH về mặt giá trị do yếu tố trượt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng; thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi được vốn và có lãi; tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.