8. Kết cấu luận văn
1.3.4. Kiểm tra, thanh tra hoạt động thu bảo hiểm xã hội
Hàng năm BHXH tỉnh, BHXH quận, huyện tổ chức kiểm tra tình hình đóng BHXH và quản lý sổ BHXH đối với các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn.
Nội dung kiểm tra gồm: tình hình đăng ký tham gia BHXH gồm: số lao động, hồ sơ tham gia, tiền lương, tiền công đóng BHXH của đơn vị; người lao động; quản lý sổ BHXH.
Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và kế hoạch kiểm tra do BHXH Việt Nam giao hàng năm, BHXH tỉnh, BHXH quận, huyện lập kế hoạch kiểm tra đối với đơn vị đang tham gia BHXH; báo cáo UBND cùng cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn kiểm tra để tổ chức thực hiện.
Căn cứ hồ sơ đăng ký và hồ sơ điều chỉnh của đơn vị gửi cơ quan BHXH trong quá trình đóng BHXH, các thông báo kết quả đóng BHXH của đơn vị và NLĐ do cơ quan BHXH gửi hàng tháng, hàng năm để kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ đóng
29
BHXH tại đơn vị như danh sách lao động trong biên chế của đơn vị, danh sách trả lương, hợp đồng lao động, các quyết định của đơn vị đối với NLĐ; các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH; kiểm tra thực tế việc bảo quản sổ BHXH tại đơn vị.
Lập biên bản về tình hình đóng BHXH và quản lý sổ BHXH tại đơn vị.Giải thích, hướng dẫn đơn vị khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đóng BHXH; quản lý sổ BHXH theo đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp đơn vị kê khai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lương, tiền công của người lao động thì yêu cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định.
Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; đóng không đúng tiền lương, tiền công của người lao động, thu tiền của người lao động nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng thì yêu cầu đơn vị truy đóng đủ cho người lao động, đồng thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.