Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại quận bình thạnh (Trang 82 - 87)

8. Kết cấu luận văn

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Bình Thạnh giai đoạn 2015 - 2018 vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục và sửa đổi:

- Thứ nhất, về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Nhận thức của các đối tượng tham gia BHXH còn thấp, nhiều người lao động và đơn vị sử dụng lao động còn hiểu chưa rõ về BHXH.

Công tác quản lý các đối tượng tham gia BHXH chưa chặt chẽ, việc kiểm soát các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH với cơ quan BHXH còn gặp nhiều khó khăn. Cơ quan BHXH cũng như các cơ quan ban ngành chức năng chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, thành lập trong thời gian ngắn rồi giải thể, sử dụng lao động như thế nào... các cơ quan chức năng không biết. Hiện tượng

76

doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tồn tại ba không (không dấu, không trụ sở, không lao động) gọi tắt là doanh nghiệp "ma" đang là vấn đề báo động.

Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tuy có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, tỷ lệ số đơn vị và số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc so với số phải tham gia còn hạn chế, đặc biệt là ở khối DN NQD và khối hộ SXKD.

- Thứ hai, về tình trạng nợ đọng.

Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để giảm số nợ đọng BHXH trên địa bàn quận nhưng tình trạng chậm đóng, nợ đọng, tham gia không đầy đủ cho người lao động vẫn còn xảy ra. Số doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH vẫn còn nhiều, biểu hiện ở việc số tiền nợ BHXH bắt buộc trong giai đoạn vừa qua ngày càng tăng.

Nhiều doanh nghiệp kê khai không đầy đủ về danh sách người lao động tham gia BHXH bắt buộc và khai giảm số tiền lương thực tế nhằm giảm mức đóng BHXH hoặc nhiều doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng tiền BHXH cho người lao động làm cho không ít người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động hay nghỉ thai sản không được hưởng quyền lợi BHXH kịp thời.Việc triển khai Thông tư liên tịch số 03/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước về thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng, tiền lãi phát sinh nhưng khi thực hiện còn nhiều vướng mắc.

- Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc thực hiện BHXH còn hạn chế.

Cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động khu vực ngoài nhà nước. Sự lãnh đạo, chỉ đạo còn coi nhẹ, đôi khi chỉ chú trọng đến khâu giải quyết việc làm, còn quyền lợi về BHXH của người lao động thì quên lãng.

Các ngành các cấp, các cơ quan chức năng thiếu sự hỗ trợ, phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện nhiệm vụ, có cơ quan quản lý nhà nước về BHXH còn cho đó không phải là công việc của mình.

77

Sự phối kết hợp giữa BHXH quận với các ngành còn thiếu sự đồng bộ, chưa tạo được động lực cần thiết để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động đúng, đủ và kịp thời.BHXH quận chỉ có nhiệm vụ thu tiền BHXH, có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, nộp tiền BHXH nhưng lại không có quyền xử phạt, nếu đơn vị chậm đóng thì chỉ có quyền tính lãi chậm đóng. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội, BHXH có quyền tính lãi các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp. Mức lãi suất này do BHXH Việt Nam quy định theo từng thời điểm. Tuy nhiên, mức lãi suất này còn thấp và chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa đơn vị nợ gối và đơn vị nợ đọng kéo dài, do vậy chưa đủ sức răn đe.

- Nguyên nhân.

Các hạn chế, tồn tại trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

+ Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động chưa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, phần lớn chưa tự giác, tìm mọi hình thức trốn tham gia BHXH như: khai thấp số lao động sử dụng; không ký hợp đồng lao động hoặc nếu có ký thì lách luật bằng cách ghi tiền lương khai báo thấp, hoặc ghi trong hợp đồng không rõ ràng, không có căn cứ xác định khi nộp BHXH.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, gặp nhiều khó khăn về tài chính chưa có điều kiện tham gia BHXH. Có những doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không hoạt động hay hoạt động trong thời gian ngắn rồi giải thể nên cơ quan BHXH không có cơ sở để thực hiện thu BHXH.

+ Nguyên nhân từ phía người lao động.

Đa số sự hiểu biết pháp luật về BHXH của người lao động còn hạn chế, NLĐ hiểu lan man, mơ hồ về BHXH nên họ chưa ý thức được tầm quan trọng của BHXH. Có những người là do sức ép về việc làm và thu nhập làm cho họ chưa mạnh dạn đấu tranh đòi quyền lợi hợp pháp của mình nên dễ bị chủ doanh nghiệp lợi dụng.

78

Đội ngũ cán bộ viên chức tại BHXH quận làm việc vẫn chưa hết năng lực, một số cán bộ vẫn chưa năng động, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ. Mặt khác nhiều chuyên quản thu vẫn chưa thường xuyên xuống tận các đơn vị để thu thập các thông tin, nắm bắt tình hình biến động về quỹ lương cũng như biến động về lao động của đơn vị.

- Số viên chức, lao động hợp đồng nghỉ việc ngày càng nhiều, do khối lượng công việc tăng, áp lực ngày càng nhiều.

- Phần mềm nghiệp vụ TST, TCS, TNHS 3.0 chưa hoàn chỉnh, còn xảy ra hiện tượng chậm, mất kết nối, dữ liệu thể hiện chưa đầy đủ, không tổng hợp được báo cáo, làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ và trả kết quả.

+ Một số nguyên nhân khác.

Sự phối hợp hoạt động của cơ quan BHXH với một số cơ quan quản lý nhà nước về công tác chỉ đạo thu BHXH còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa tạo được động lực cần thiết để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động đúng, đủ và kịp thời. Cụ thể là trong việc đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với cơ quan quản lý lao động còn thiếu chặt chẽ. Mặc dù pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký số lao động với cơ quan quản lý lao động, song rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân không thực hiện quy định này mà cũng không bị xử lý.

Công tác thông tin tuyên truyền còn nặng tính hình thức, hành chính, tuyên truyền dạng vĩ mô chưa sát người lao động. BHXH còn thụ động, lúng túng trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ nhất là việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra nắm bắt tình hình biến động số lao động tại các doanh nghiệp tham gia BHXH chưa được tiến hành thường xuyên, triệt để khiến nhiều đơn vị sử dụng lao động chậm nộp, trốn đóng BHXH cho người lao động.

Kết luận chương 2.

Sau khi phân tích thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Bình Thạnh giai đoạn 2015 - 2018 có thể thấy rằng công tác thu BHXH bắt buộc có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Trong giai đoạn vừa qua,

79

công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Bình Thạnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận là hàng năm quản lý thu BHXH bắt buộc vượt kế hoạch BHXH TP. Hồ Chí Minh giao, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế thông qua các số liệu thống kê, phân tích như ở trên. Qua việc phân tích các nguyên nhân của hạn chế, Chương 3 dưới đây tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Bình Thạnh trong thời gian tới.

80

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI QUẬN BÌNH THẠNH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại quận bình thạnh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)