Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh an giang (Trang 31 - 32)

- Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, dân số,... có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lƣợng và số lƣợng, tác động đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động.

- Pháp luật về lao động và thị trường lao động: nhân tố này tác động đến cơ chế, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nhân lực.

- Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi cán bộ, công chức phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng quản lý, làm việc mới. Do đó, phát triển NNL càng trở nên bức bách hơn.

- Các yếu tố văn hoá, xã hội: nhân tố văn hoá, xã hội có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị

24

của ngƣời lao động. Nên nó ảnh hƣởng đến cách tƣ duy và các chính sách phát triển nhân lực.

- Cạnh tranh thu hút nhân lực: nhân tố này tạo ra sự di chuyển nhân lực từ nơi này đến nơi khác, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao. Cạnh tranh thu hút nhân lực diễn ra ở tất cả các đơn vị trong và ngoài ngoài ngành, có tác động mạnh đến số lƣợng và chất lƣợng NNL của mỗi đơn vị.

- Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo: các cơ sở đào tạo là nguồn cung cấp NNL rất quan trọng cho các đơn vị BHXH, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hƣởng đến mức độ dƣ thừa hay khan hiếm nhân lực trong các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, chất lƣợng của các cơ sở đào tạo cũng phải đƣợc xem xét kỹ lƣỡng vì nó sẽ quyết định chất lƣợng nhân lực của các đơn vị trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh an giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)