Chất lƣợng cán bộ, công chức ngành BHXH tỉnh An Giang trong những năm gần đây tuy đã đƣợc nâng lên, nhƣng chƣa tƣơng xứng với với yêu cầu phát triển của tỉnh và của ngành. Trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành, thiếu khả năng thích ứng với những tình huống thực tế, thiếu năng động sáng tạo, chƣa tự tin trong xử lý công việc, nhất là các công việc mới, đòi hỏi phải độc lập giải quyết. Một số cán bộ lãnh đạo năng lực lãnh đạo quản lý chƣa đáp ứng tốt đƣợc yêu cầu; hạn chế về kiến thức kinh tế vĩ mô và kiến thức về xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức công việc; chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý nhân lực, nên công tác điều hành, quản lý đạt hiệu quả chƣa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức khả năng tiếp cận các công nghệ ứng dụng hỗ trợ triển khai các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý rất hạn chế. Đội ngũ nhân lực trẻ là sinh viên mới tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo đƣợc tuyển dụng vào ngành nhìn chung chƣa đáp ứng tốt đƣợc công việc, do mới đƣợc đào tạo cơ bản về mặt lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Về phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc: Vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức, ngƣời lao động thiếu rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, có những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong thực thi nhiệm vụ đƣợc minh chứng qua việc thực hiện kỷ luật đối với công chức, ngƣời lao động trong ngành nhƣ năm 2015: hạ bậc lƣơng 01 công chức; Năm 2017 và 2018: Khiển trách 02 công chức [5], [6], [7].
44
Về kinh nghiệm, trình độ năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức trẻ trong ngành còn hạn chế. Việc thi chuyển ngạch công chức thực hiện theo các quy định của Bộ Nội vụ về trình độ văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức ứng với các loại công chức đƣợc xét chuyển. Các thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào ngành đa số là các sinh viên mới ra trƣờng, chƣa có thời gian công tác, kinh nghiệm, năng lực thực tiễn trong giải quyết công việc có nhiều hạn chế. Thời gian để một cán bộ, công chức mới nắm bắt các kiến thức chuyên ngành, giải quyết đƣợc công việc của ngành đặt ra và theo kịp các công chức đi trƣớc phải mất thời gian từ 3 đến 5 năm. Số lƣợng công chức trẻ, dƣới 30 tuổi chiếm gần 15,3% cán bộ, công chức toàn ngành BHXH tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, số lƣợng cán bộ, công chức từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ không nhỏ, có xu hƣớng giảm dần trong các năm do đến tuổi về hƣu, đây là nhóm công chức có kinh nghiệm, trình độ năng lực thực tiễn nhƣng việc cập nhật các kiến thức mới, sử dụng công nghệ thông tin áp dụng vào xử lý công việc còn chậm, kém hiệu quả. Đây cũng là một trong những hạn chế trong phát triển NNL ngành BHXH tỉnh An Giang trong thời gian qua.