ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng chánh nghĩa (Trang 37 - 38)

II. Điểm kết luận của Hội đồng:

8. Kết cấu đề tài luận văn:

1.3 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

1.3.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Ngày nay, vấn đề “Phát triển tài nguyên con người” (Human Resources Development) được thế giới xác định là vấn đề quan trọng nhất trong sự phát triển. Phát triển để phục vụ cho chính con người và NNL cũng là yếu tố sản xuất có tính chất quyết định nhất để phát triển kinh tế xã hội nói chung .

Để xã hội phát triển đạt kết quả cao, cần phải dựa vào bốn yếu tố cơ bản cần thiết cho tăng trưởng và phát triển kinh tế : Tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và NNL. Đặc biệt, đối với nước ta, một nước có xuất phát điểm thấp, tài nguyên thiên nhiên mặc dù đa dạng, nhưng trữ lượng ít; nguồn vốn hạn hẹp; kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, việc xây dựng NNL có chất lượng cao là một lợi thế so sánh tương đối của đất nước hiện nay. Chính vì thế, yếu tố con người trong công cuộc xây dựng đất nước cần được xem là yếu tố phát triển quan trọng nhất. Đào tạo và phát triển NNL có chất lượng cao trong các tổ chức hiện nay ở nước ta phải là một vấn đề chiến lược phát triển ưu tiên trong công cuộc hiện đại hoá – công nghiệp hoá đất nước.

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.[5]

Đào tạo nguồn nhân lực: Theo ThS. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân thì “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình giảng day,c̣ hướng dâñ bồi dưỡng nhằm nâng cao trình đô c̣chuyên môn, ky ,̃năng của người lao động, nhằm giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng , nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao

động có hiệu quả hơn, chuẩn bi c̣cho ho c̣theo kipc̣ với những thay đổi cơ cấu tổ chức vàcủa bản thân công viêcc̣.”[6]

Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.[7]

Trước hết, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển.

Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai.[8]

Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.[9]

Phát triển: là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.[10]

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng chánh nghĩa (Trang 37 - 38)