II. Điểm kết luận của Hội đồng:
8. Kết cấu đề tài luận văn:
2.2.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của công ty Chánh Nghĩa có một đặc thù riêng biệt như sau: nguồn nhân lực chủ yếu có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên, phần lớn nhân lực đều có tuổi đời trẻ và còn thiếu kinh nghiệm trong các kỹ năng cao cấp, chín vì vậy mà công ty cần có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý để có thể tiếp tục hoạt động và trở nên lớn mạnh hơn.
2.2.1.2 Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
Trong những năm qua, công ty đã có những định hướng nhất định về chiến lược sản xuất kinh doanh và nhất là chiếc lược về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. Chanh Nghia Group đã có những chiến lược cụ thể và khá chi tiết cho từng đối tượng đào tạo, tuy nhiên công ty cần có sự quan tâm đúng mức hơn về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 2020 GVHD: Đỗ Thị Ý Nhi
Công ty là một đơn vị kinh tế có tiềm lực về tài chính, doanh thu hàng năm đều tăng, năm 2019 đạt trên 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là trên 10 tỷ đồng. Với điều kiện kinh doanh thuận lợi đã tạo điều kiện cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn kinh phí đào tạo tăng lên qua các năm do được trích từ lợi nhuận của công ty.
2.2.1.4 Quan điểm lãnh đạo:
Đối với công ty thì con người luôn là yếu tố hàng đầu, quyết định đến sự tồn tại. Ban giám đốc thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của con người, đối với một tổ chức cho dù có một khối tài sản lớn, máy móc thiết bị có hiện đại đến mấy, có chiến lược kinh doanh năng động, sáng tạo, nhưng những con người lại được bố trí vào những công việc không phù hợp với khả năng, kiến thức và chuyên môn của họ thì chắc chắn tổ chức đó sẽ thất bại.
Chính bởi những điều đã được nghiên cứu ở trên, Công ty cổ phần xây dựng Chánh Nghĩa đặc biệt coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, làm sao để có được những lao động có đủ phẩm chất, và năng lực đảm nhận công việc.
2.2.1.5 Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp:
Sự phát triển thần tốc của khoa học – công nghệ kỹ thuật đã đặt ra cho công ty đứng trước một thử thách mới đó là: cần phải đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị. Chính vì vậy trong những năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm hàng loạt máy móc thiết bị thi công, quan trắc tiên tiến hiện đại như hệ thống khoan cọc nhồi, máy khoan đá, trạm trộn bê tông AFPHAN, máy thăm dò địa chất, máy khảo sát nồng độ...
Đồng thời hệ thống máy móc thiết bị văn phòng cũng được đầu tư trang bị đầy đủ như hệ thống thiết bị liên lạc, FAX, điện thoại, hệ thống máy vi tính , máy photo vv… Vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên phải có trình độ nhất định để theo kịp công nghệ. Trước thực tế đó, công ty đã thường xuyên mở các lớp đào tạo để tiếp thu khoa học công nghệ, làm chủ máy móc trang thiết bị.
2.2.2 Các yếu tố bên ngoài:
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh:
Chanh Nghia Group hiện nay đang gần như đứng đầu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, sản xuất và lắp đặt
nhà thép tiền chế, thiết kế và thi công công trình hạ tầng kỹ thuật ở Bình Dương nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung song điều đó không có nghĩa là công ty không cần phải chú ý đến chất lượng nhân lực. Trong cạnh tranh của cơ chế thị trường, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty phải ngay đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy mà đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhân viên và cán bộ quản lý phải ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu công việc. Công ty đã mở các lớp đào tạo để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, giúp công ty tăng lợi thế canh trang so với đối thủ.
2.2.2.2 Môi trường pháp lý:
Nước ta có nhiều chính sách vĩ mô có tác dụng thúc đẩy, phát triển nhanh chóng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, các luật như luật doanh nghiệp năm 1999, luật doanh nghiệp năm 2005. Đặc biệt, bộ luật lao động là luật ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động quản lý và sử dụng người lao động trong doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hưởng đến đào tạo ở khía cạnh đáp ứng các yêu cầu của công việc về an toàn lao động. Luật dạy nghề (2006) còn quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.
2.2.2.3 Tiến bộ khoa học công nghệ:
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng loạt những máy móc, thiết bị tiên tiến được ra đời; những bí quyết, phát minh được áp dụng vào sản xuất, dịch vụ nhằm có thể gia tăng chất lượng sản phẩm cũng như kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Nhiều nước trên thế giới đã sở hữu những loại máy móc hiện đại trong việc thiết kế, thi công và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp như: Máy đầm cóc MIKASA, máy cắt sắt MK32, máy kinh vĩ SOKIA, máy thủy bình SOKIA, máy xúc HITACHI, máy ủi KOMATSU,… Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Chanh Nghia Group rất cần phải luôn luôn tiếp thu và học hỏi những trang thiết bị máy móc trên để nâng cao chất lượng công trình và tránh bị lạc hậu về khoa học công nghệ. Do đó, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai làm chủ máy móc, công nghệ của công ty là rất lớn.
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 2020 GVHD: Đỗ Thị Ý Nhi
Các yếu tố như phong tục tập quán, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, điển hình là thái độ giữa nhân viên mới với nhân viên cũ, nhân viên với cấp trên, nhân viên tiếp xúc với khách hàng. Như bản thân công ty Chánh Nghĩa là một công ty chuyên thiết kế, thi công – xây dựng, chính vì vậy mà công ty cần phải nắm rõ hơn về những phong tục, tập quán, văn hóa, xã hội của đối tác để từ đó có những chiến lược đàm phán, giao dịch thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho công ty.
2.2.2.5 Môi trường kinh tế - xã hội:
Hiện nay đất nước đã và đang trong quá trình hội nhập và phát triển, tất cả mọi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân cần phải có sự cải tiến, nhằm đáp ứng sự hội nhập mạnh mẽ. Là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực thiết kế - thi công xây dựng, đảm nhận nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Chanh Nghia Group cũng cần có sự thay đổi, hội nhập, áp dụng các công nghệ tiên tiến.
Thực tế đã chứng minh, đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật…Chính vì vậy mà công ty cần phải chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bởi không chỉ cho sự phát triển của mình mà còn vì sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.3 PHÂN TÍCH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA: 2.3.1 Quy trình thực hiện công tác đào tạo nhân lực của công ty:
Xác định nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Lựa chọn đối tượng đào tạo Xác định chương trình đào tạo &
lựa chọn phương pháp đào tạo Lựa chọn giáo viên Dự tính chi phí đào tạo
Đánh giá sau đào tạo
Hình 3. Sơ đồ quy trình đào tạo nhân lực tại công
ty 2.3.1.1 Xác định nhu cầu đào tạo:
Việc xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo được thực hiện dựa trên nhu cầu cần thiết để thực hiện công việc và bảng đánh giá nhân viên cuối năm. Nội dung đào tạo sẽ được đưa ra từ việc phân tích tổng hợp 3 nhu cầu sau:
Nhu cầu đào tạo những kiến thức của từng cá nhân nhân viên được lấy từ bảng đánh giá hiệu quả công việc vào cuối năm.
Nhu cầu đào tạo do trưởng phòng của từng phòng yêu cầu để phục vụ công việc.
Nhu cầu đào tạo nâng cao kỹ năng và tin học cho nhân viên qua mỗi năm. Việc xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo, đánh giá hiệu quả nhân viên cuối năm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu công tác đánh giá hiệu quả nhân viên cuối năm thực hiện không nghiêm túc và chính xác sẽ dẫn đến việc xác định nhu cầu đào tạo sẽ sai, ảnh hưởng đến công tác đào tạo, gây ra lãng phí thời gian, tiền bạc. Chính vì vậy mà cần có sự hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty trong việc tiến hành thực hiện xác định và lập kế hoạch đào tạo nhân lực công ty.
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 2020 GVHD: Đỗ Thị Ý Nhi
Bảng 8. Nhu cầu đào tạo nhân lực năm 2017-2019
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(người) (người) (người)
Nhu cầu đào tạo 14 19 21
Tổng số lao động 35 46 36
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Có thể thấy rằng tỷ trọng số nhân viên có nhu cầu được đào tạo trong công ty là tăng đều qua mỗi năm. Giải thích cho lý do trên là vì một số cán bộ, công nhân viên của công ty chỉ mới trình độ cao đẳng hoặc trung cấp, các kỹ sư cũng cần được trao dồi kiến thức qua mỗi năm, vậy nên đào tạo, bổ sung kiến thức cũng như nâng cấp trình độ cho cán bộ công nhân viên là điều cần thiết.
2.3.1.2 Xác định mục tiêu đào tạo:
Xác định mục tiêu đào tạo đó là xác định mục tiêu cần đạt được của khóa học và những mục tiêu của công ty đối với đào tạo nhân lực. Mục tiêu của đào tạo đó là để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của cán bộ công nhân viên và thái độ cũng như hành vi làm việc của nhân viên, giúp cho công nhân viên có thể đáp ứng tốt nhu cầu của công việc.
Bảng 9. Mục tiêu đào tạo nhân lực năm 2017-2019
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(người) (người) (người)
Đào tạo mới 10 12 13
Đào tạo bổ sung 2 4 5
Đào tạo nâng cao 2 3 3
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Có thể thấy rằng, trong ba năm trở lại đây, số lượng nhân viên được đào tạo qua các chương trình đều tăng. Đối với chương trình đào tạo mới thì năm 2017 có 10 người, năm 2018 là 12 người và đạt được 13 người ở năm 2019. Sự tăng trưởng số nhân viên ở đào tạo mới này là do trong ba năm qua số lượng nhân viên tuyển mới của công ty tăng lên. Chương trình đào tạo bổ sung cũng tăng
lên, năm 2017 là 2 người, năm 2018 tăng lên gấp đôi là 4 người, năm 2019 đạt được 5 người. Số lao động đào tạo bổ sung tăng lên vì công ty muốn chú trọng công tác đào tạo kỹ năng cấp cao như kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho những nhân viên có thâm niên từ 3 năm trở lên. Đây là những nhân viên có sự gắn bó lâu dài với công ty, do đó công ty muốn đào tạo lãnh đạo trẻ để những nhân viên này có thể giúp đỡ những người cũ trong công việc phát triển công ty trong tương lai.
Về chương trình đào tạo nâng cao là chương trình mời các diễn giả, nhà kinh tế nổi tiếng về đào tạo cho công ty hoặc là tổ chức cho nhân viên tham gia những buổi hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng tổng thể. Chương trình đào tạo nâng cao này chỉ dành cho những người trong ban lãnh đạo của công ty. Mục đích của đào tạo nâng cao này để giúp cho ban lãnh đạo của công ty có thể làm việc một cách hiệu quả, đưa ra những quyết định sáng suốt cho những kế hoạch phát triển công ty, không những thế mà còn đề ra những chiến lược kinh doanh để đưa công ty ngày một đi lên.
Nhìn chung, công tác xác định mục tiêu đào tạo của công ty cổ phần xây dựng Chánh Nghĩa đã khá tốt khi chú trọng hơn tới việc đào tạo những nhân viên đã có kinh nghiệm trong nghề và có thời gian làm việc lâu dài với công ty, đây chính là tài nguyên để tạo nên một đội ngũ lãnh đạo mới cho công ty.
2.3.1.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo:
Để chương trình đào tạo được diễn ra với kết quả thật tốt đẹp thì việc chọn lựa đối tượng đào tạo để đào tạo cũng là một bước quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Nếu công ty chọn lựa đối tượng đào tạo không đúng cách sẽ dẫn đến mất thời gian và không hiệu quả, tốn chi phí phải đào tạo lại từ đầu. Do đó để chọn lựa được đúng đối tượng cần đào tạo thì cần được phân tích và đánh giá một cách thật cân nhắc dựa vào kế hoạch phát triển kinh doanh và phân tích công việc. Đối tượng được công ty cử đi đào tạo phải đáp ứng những quy định như sau:
Chấp hành tốt nội quy và chính sách của công ty đưa ra.
Có trách nhiệm cao với công việc của bản thân và hoàn thành tốt công việc được giao.
Có những kiến thức nền tảng để có khả năng tiếp thu chương trình đào tạo, chuyên ngành dự kiến đào tạo phù hợp với công việc chuyên môn hiện tại.
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 2020 GVHD: Đỗ Thị Ý Nhi
Đặc biệt, nhân viên được cử đi đào tạo phải có mong muốn gắn bó làm việc lâu dài với công ty và mong muốn được đào tạo và phát triển tại công ty.
Vì ngân sách của công ty dành cho chương trình đào tạo nhân lực cũng có giới hạn nên công ty phải sàng lọc thật kỹ lưỡng để tìm ra ứng viên phù hợp nhất cho việc đào tạo.
2.3.1.4 Xác định chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo: a. Xác định chương trình đào tạo:
Lựa chọn đối tượng đào tạo và việc xác định được chương trình đào tạo được xem là 2 bước liền kề nhau. Sau khi tìm ra được ứng viên để đào tạo thì việc lên kế hoạch cho chương trình đào tạo cũng hết sức quan trọng. Dưới đây là bảng mô tả chương trình đào tạo nhân lực của công ty:
Bảng 10. Chương trình đào tạo nhân lực
Thời
Nội dung khóa đào tạo Hình thức đào tạo lượng
đào tạo
Kỹ năng đàm phán và giao tiếp với Đào tạo tại nơi làm việc 5 ngày khách hàng
Kỹ năng giao tiếp Tiếng Trung và Anh Đào tại ngoài nơi làm việc 60 ngày
Kỹ năng bán hàng Đào tại nơi làm việc 10 ngày
Kỹ năng tin học nâng cao Đào tạo ngoài nơi làm việc 30 ngày
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Về đào tạo kỹ năng đàm phán và giao tiếp với khách hàng: Đây là những kỹ năng tương đối cao cấp, được công ty đào tạo cho những nhân viên có triển vọng thăng tiến, có thâm niên làm việc trong công ty và nhiệt huyết đối với công việc. Khóa đào tạo này sẽ được tổ chức tại công ty với người hướng dẫn chính là các nhân viên có thâm niên lâu năm trong nghề hoặc trực tiếp Ban Giám đốc đứng ra đào tạo.
Về kỹ năng giao tiếp Tiếng Trung và Anh: Nhận thức được Bình Dương đang ngày càng phát triển, nhiều khu công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài vào trong tỉnh, chủ yếu là người Trung, vì thế khách hàng của công ty là đối tác nước ngoài đang sinh sống tại Bình Dương. Việc trao dồi kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ sẽ là một lợi thế rất lớn để công ty có được nhiều nguồn khách hàng.
Đào tạo kỹ năng bán hàng được tổ chức tại công ty, đây là khóa đào tạo cơ