Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng chánh nghĩa (Trang 47 - 48)

II. Điểm kết luận của Hội đồng:

8. Kết cấu đề tài luận văn:

1.6.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

Môi trường kinh tế: Tùy tình trạng nền kinh tế, tăng trưởng hay suy thoái mà mỗi tổ chức lựa chọn xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực riêng.

Môi trường chính trị pháp luật: Nước ta có nhiều chính sách vĩ mô tác dụng thúc đẩy, phát triển nhanh chóng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các luật như luật doanh nghiệp năm 1999, luật doanh nghiệp năm 2005. Đặc biệt, bộ luật lao động là luật ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động quản lý và sử dụng người lao động trong doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hưởng đến đào tạo ở khía cạnh đáp ứng đúng yêu cầu của công việc về an toan lao động. Luật dạy nghề (2006) còn quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.

Môi trường công nghệ: Ngày nay với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão, hàng loạt những máy móc tiên tiến, những bí quyết, phát minh được áp dụng vào sản xuất, dịch vụ nhằm có thể gia tăng chất lượng và sản lượng sản phẩm cũng như kéo dài chu kì sống sản phẩm. Để ứng dụng có hiệu quả những công nghệ mới đó đòi hỏi một đội ngũ lao động thật sự giỏi, am hiểu về các công nghệ mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Vì vậy, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần đề ra những mục tiêu phù hợp.

Văn hóa – xã hội: Các yếu tố như phong tục tập quán, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng…. tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp điển hình là thái độ giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên, nhân viên tiếp xúc với khách hàng nên ảnh hưởng của văn hóa – xã hội cần được quan tâm trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn lực của tổ chức.

Khách hàng: Trong giai đoạn kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt như ngày nay, việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vô cùng quan trọng, bởi lẽ khách hàng ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt cần chú ý đến thái độ, cử chỉ của nhân viên đối với khách hàng cũng như các hoạt động chăm sóc khách hàng khác. Vì vậy mà chiến lược, chính sách đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp nên được thiết lập, thực hiện như thế nào và ở mức kiểm soát ra sao để có một nguồn lực vừa sáng tạo, linh hoạt nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp dường như bị rơi vào vòng lẩn quẩn, không đào tạo nguồn nhân lực thì sẽ không có đội ngũ nhân viên đủ năng lực để cạnh tranh với đối thủ, nhưng nếu doanh nghiệp đào tạo thì sau thời gian đào tạo, nhân viên lại bị đối thủ của mình thu hút bằng các chính sách khác nhau. Do đó, doaanh nghiệp cần phải đầu tư đào tạo đúng hướng, hợp lý, tạo cơ hội phát triển cho nhân viên, biến đào tạo và phát triển nguồn lực thành công cụ động viên và giữ người của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng chánh nghĩa (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w