Ở trên, chúng ta đã khảo sát ảnh hưởng của tham số tán sắc và tham số chirp lên hệ số mở rộng của xung Gauss có chirp sau khi truyền qua sợi quang dài 100km. Tuy nhiên, sự tiến triển của xung trong sợi quang chưa được khảo sát cụ thể.
Trước tiên, chúng ta khảo sát quá trình mở rộng của xung Gauss không có chirp. Hình 3.3 là kết quả mô phỏng sự thay đổi xung trong quá trình lan truyền trong sợi quang tán sắc thường 2 50 ps2 / km .
Hình 3.3. Dạng xung Gauss không có chirp lan truyền trong sợi quang ứng với trường hợp tán sắc thường 2 50 ps2 / km .
- Chúng ta nhận thấy rằng xung Gauss không chirp bị mở rộng hơn khi quãng đường truyền càng lớn. Quá trình mở rộng này chủ yếu do hiện tượng tán sắc vận tốc nhóm.
- Khi xung Gauss ban đầu có chirp (ví dụ C = 2), quá trình thay đổi xung được mô phỏng trên hình 3.4. Từ hình 3.4 ta nhận thấy, xung Gauss có chirp dương sẽ mở rộng trong sợi quang tán sắc thường và tốc độ mở rộng lớn hơn so với xung không có chirp (so sánh với hình 3.3).
Hình 3.4. Dạng xung Gauss có chirp C = 2 lan truyền trong sợi quang ứng với trường hợp tán sắc thường 2 50 ps2 / km .
Hình 3.5. Dạng xung Gauss có chirp C = -2 lan truyền trong sợi quang ứng với trường hợp tán sắc thường 2 50 ps2 / km .
- Hiện tượng này không xẩy ra đối với trường hợp xung Gauss có chirp âm. Hình 3.5 mô tả quá trình truyền xung Gauss chirp âm (C = -2) trong sợi quang tán sắc thường. Kết quả trong hình 3.5 cho thấy, trong khoảng cách nửa chiều dài tán sắc (L 0, 5LD ), xung bị nén lại cho đến khi đạt cực đại (đỉnh lớn nhất và độ rộng xung nhỏ nhất). Sau đó, xung được mở rộng dần như trong trường hợp xung Gauss có chirp dương (C = 2).