8. Kết cấu của luận văn
1.1.4 Đặc trưng cơ bản, vai trò của bảo hiểm xã hội
1.1.4.1 Bảo hiểm xã hội thông thường sẽ có những đặc trưng cơ bản như sau:
Bảo hiểm cho NLĐ trong và sau quá trình lao động: Nghĩa là, khi tham gia vào hệ thống BHXH, NLĐ sẽ được BHXH trợ cấp cho đến lúc chết. Khi còn làm
việc, NLĐ được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con, người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động, khi không còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi chết thì được tiền chôn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất… Đây là đặc trưng riêng của BHXH mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.
Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của NLĐ trong BHXH liên quan đến thu nhập của họ bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những sự kiện và rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy, người lao động cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp BHXH. Đây là đặc trưng rất cơ bản của BHXH.
NLĐ khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH: Tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH. NSDLĐ cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ.
Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngoài ra nguồn thu của quỹ BHXH còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH (mang tính an toàn); khoản nộp phạt của các doanh nghiệp, đơn vị chậm nộp BHXH theo quy định pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định.
1.1.4.2 Vai trò của bảo hiểm xã hội
Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và gia đình của họ
Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe doạ cuộc sống của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được nhưng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là một tất yếu không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực
của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của BHXH. Chúng ta có thể liệt kê một số vai trò của BHXH đối với cá nhân:
- Thứ nhất: BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình họ.
Khi tham gia BHXH, người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách BHXH mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống.
- Thứ hai: Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng. Khi đã tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.
Vai trò của BHXH đối với xã hội
Thứ nhất, Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của BHXH.
Thứ hai, BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ nhờ đó có thể chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồng
mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.
Thứ ba, BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.
Thứ tư, BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.
Vai trò BHXH đối với nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các tầng lớp trong xã hội trở nên rõ rệt. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nhưng rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn. BHXH đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.
Thứ hai, Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường.
Thứ ba, Khi tham gia BHXH cho người lao động sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ năm, BHXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.
1.1.5 Chính sách của nhà nước về bảo hiểm xã hội
Chính sách của Nhà nước đối với BHXH cũng được nêu cụ thể tại Ðiều 6, Luật BHXH, bao gồm:
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH. - Hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện.
- Bảo hộ quỹ BHXH và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý BHXH.
1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.2.1 Khái niệm thu bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH.
1.2.2 Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH là quá trình tác động của các cơ quan BHXH đối với mọi tổ chức cá nhân có liên quan đến thu BHXH theo một quy trình từ xác định đối tượng thu, mức thu, phương thức thu, lập kế hoạch thu đến tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện thu nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu
kịp thời tiền thu BHXH của đối tượng tham gia BHXH vào quỹ BHXH, nhằm đáp ứng nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH trên nguyên tắc có đóng, có hưởng. Hoạt động quản lý thu đóng vai trò quan trọng đối với thu BHXH.
Trong quá trình tiến hành công tác quản lý thu với phương châm là thu đúng đối tượng, đúng phạm vi thu, đúng thời gian và quan trọng hơn nữa là thu được đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH thì việc tăng cường công tác quản lý thu BHXH là vấn đề được các cơ quan quản lý và mọi người rất quan tâm. Để hình thành nên một kế hoạch thu, một chính sách thu BHXH thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn.
1.2.3 Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội
1.2.3.1 Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu BHXH
Trên cơ sở nắm chắc các nguồn thu sau: nguồn đóng BHXH của người lao động tham gia BHXH; nguồn đóng BHXH của người chủ sử dụng lao động; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng; nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn khác như viện trợ, biếu tặng, quà biếu… của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động quản lý thu BHXH sẽ có các biện pháp tăng cường công tác quản lý thu chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ.
1.2.3.2 Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững, cân đối quỹ BHXH
Cụ thể hóa của vai trò này chính là việc thực hiện tăng số người tham gia đóng BHXH và thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian quy định. Bằng việc kết hợp các biện pháp quản lý thu khoa học, biện pháp hành chính cứng rắn sẽ hạn chế tình trạng nợ đọng, chậm đóng, tăng hiệu quả quản lý thu.
1.2.3.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH
Vai trò này được thể hiện trên hai nội dung: Thứ nhất là bảo vệ quyền lợi người lao động trong các đơn vị được tham gia BHXH, nếu có trường hợp doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm, BHXH sẽ có các biện pháp tác động hạn chế tình trạng trên, đảm bảo quyền lợi người lao động. Thứ hai, khi quỹ BHXH mất cân đối sẽ được
BHXH trợ cấp kịp thời, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ.
1.2.3.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu
Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kỳ hoạt động liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai. Vì vậy với nhiệm vụ người quản lý, phải đảm nhiệm đó là: kiểm tra hoạt động thu BHXH được đánh giá một cách kịp thời và toàn diện. Nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánh giá luôn sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ được điều chỉnh kịp thời sau khi có sự đánh giá.
1.2.3.5 Ở tầm vĩ mô khi quản lý thu được thực hiện tốt, số thu lớn hơn số chi, quỹ BHXH sẽ đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ, sẽ phát triển quỹ BHXH sẽ đầu tư lượng tiền nhàn rỗi theo quy định của Chính phủ, sẽ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2.4 Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, đảm bảo thu đúng đối tượng: Tức là tất cả NLĐ và NSDLĐ theo quy định của Luật BHXH đều phải được tham gia BHXH.
Thứ hai, đảm bảo thu đủ số lượng: Thu đủ số lượng ở đây gồm cả đủ về số người và mức tiền phải đóng để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi hưởng các chế độ BHXH.
Thứ ba, đảm bảo thời gian theo luật định: Theo quy định của luật những đối tượng nào đóng theo tháng thì phải nộp theo tháng, những đối tượng nào nộp theo quý hoặc 6 tháng một lần thì nộp theo quý hoặc 6 tháng, tránh tình trạng đăng ký tham gia không đúng thời gian trên hợp đồng lao động.
1.2.5 Các nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội
Quản lý thu BHXH được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch
Chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ được ban hành thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Chế độ đóng góp và hưởng thụ phải được thực hiện công bằng đối với mọi đối tượng, không phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, địa giới hành chính... Bên cạnh đó, phải thực hiện chế độ công khai quỹ, có sự kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, giám sát quỹ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ…).
Tất cả các chế độ chính sách đối với mọi đối tượng phải được áp dụng và điều chỉnh một cách thống nhất trong toàn ngành để đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ.
Đây là nguyên tắc cao nhất trong quản lý thu BHXH cũng như trong hoạt động BHXH nói chung. Bởi lẽ, chỉ có như vậy mới thực hiện được vai trò và mục đích của thu BHXH, tạo ra được một nguồn lực to lớn để thực hiện các chế độ BHXH cho NLĐ và cung cấp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong quản lý thu BHXH, mục tiêu quan trọng và phải luôn hướng tới là mục tiêu công bằng, công khai và dân chủ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này phải xây dựng một cơ chế dựa trên một hệ thống tiêu thức phản ánh đầy đủ các nội dung cần quản lý. Hệ thống đó phải được xây dựng một cách công khai, dân chủ, được mọi người, mọi đơn vị tham gia thảo luận và thống nhất trước khi tổ chức thực hiện. Hệ thống đó cũng phải được bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh từng bước trong quá trình tổ chức, thực hiện để phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng đơn vị tổ chức, cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
Nguyên tắc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần
Quỹ ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (quỹ ngắn hạn); quỹ hưu trí, tử tuất (quỹ dài hạn); quỹ BHXH tự nguyện; quỹ BHTN được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự an toàn và cân đối lâu dài của quỹ BHXH. Mặt khác, nguyên tắc này cũng nhằm tạo cơ sở điều chỉnh tỷ lệ đóng đối với từng quỹ, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn.
1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội