8. Kết cấu của luận văn
1.3.4 Thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý là Luật số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 Quốc hội ban hành Luật Thanh tra, Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 22/11/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về công tác kiểm tra của BHXH Việt Nam.
Đối tượng thanh tra, kiểm tra gồm có: các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã ... có sử dụng lao động (gọi chung là đơn vị); cơ quan BHXH; viên chức của cơ quan BHXH.
Nội dung thanh tra, kiểm tra: tình hình thực hiện các quy định về đóng BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT và giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo Luật BHXH, Luật BHYT.
Thanh tra BHXH: Theo pháp luật hiện hành thì cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra độc lập và xử phạt. Định kỳ hằng năm, cơ quan Thanh tra Nhà nước, cơ quan Thanh tra lao động của ngành lao động thương binh và xã hội khi thực hiện thanh tra liên ngành tại các doanh nghiệp có cử thành viên là cơ quan BHXH tham gia để thực hiện thanh tra. Cơ quan thanh tra sẽ đưa ra kết luận, nếu doanh nghiệp có vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải truy thu số tiền thiếu, truy hoàn số tiền sử dụng sai, trường hợp doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng thì sẽ truy tố trước pháp luật.
Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan BHXH kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT và các quy định về chuyên môn nghiệp vụ của ngành
đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc phạm vi quản lý và kiểm tra nội bộ ngành. Nếu đơn vị vi phạm nhẹ thì nhắc nhở, nếu vi phạm nặng thì kiến nghị với cơ quan thanh tra. Đơn vị nợ đọng BHXH trên một năm thì cơ quan BHXH có thể khởi kiện đơn vị sử dụng lao động ra tòa án.
Ngoài kiểm tra định kỳ, còn có kiểm tra đột xuất.