Chủ trương của Đảng và nhà nước về quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 102 - 103)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Chủ trương của Đảng và nhà nước về quản lý thu bảo hiểm xã hội

BHXH và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội phải được từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển ngành BHXH Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội. Nhà nước tạo điều kiện để ngành BHXH Việt Nam đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào quản lý nhằm tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Khuyến khích các tổ chức dịch vụ công ích của Nhà nước tham gia cung ứng các dịch vụ thu, chi BHXH, bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc thực hiện các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin.

3.1.2 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động thu bảo hiểm xã hội

Kể từ khi thực hiện đổi mới chính sách BHXH đến nay, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, Quyết định hướng dẫn thu BHXH bắt buộc trên cơ sở các văn bản pháp luật về BHXH. Từ khi Luật BHXH năm 2007 ra đời, BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản hướng dẫn và chấn chỉnh công tác quản lý thu, đây cũng là sự thay đổi tất yếu của nền kinh tế - xã hội đang phát triển. Xét về nhiều khía cạnh khác nhau thì các quy định về quản lý thu BHXH

Về đối tượng tham gia: từng bước được mở rộng từ phạm vi hẹp trong khu vực Nhà nước đến khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rồi phát triển đến khu vực ngoài Nhà nước trong tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động, với phương châm thực hiện BHXH cho mọi người lao động.

Về mức đóng: được tăng dần và phân định theo các quỹ dài hạn và theo quỹ ngắn hạn. Về phương thức đóng: quy định theo hằng tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của người lao động, trừ một số trường hợp ngoại lệ trích vào tài khoản chuyên thu BHXH.

Về tiền lương làm căn cứ đóng: từng bước được nâng lên theo mức thu nhập của người lao động trong giai đoạn đầu, sau đó được giới hạn mức “sàn” hay mức lương tối thiểu và mức “trần” không quá hơn 20 tháng lương tối thiểu nhằm tạo công bằng không có sự phân biệt giữa các khu vực Nhà nước và ngoài quốc doanh.

Về công tác quản lý: được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan Nhà nước. Chức năng quản lý Nhà nước về BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng rõ ràng, minh bạch hơn. Quỹ BHXH được phân chia để quản lý theo các quỹ thành phần.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)