8. Kết cấu của luận văn
3.3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền
- Tranh thủ và phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng ở các DN NQD trong việc thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ.
- Có chiến lược phát triển về BHXH ở tất cả các khối quản lý nhất là DN NQD, đưa mục tiêu phát triển tham gia BHXH khu vực này vào Nghị quyết. Ngoài ra cần phải có sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách BHXH, trọng tâm là đối với khu vực NQD trên địa bàn.
- Chủ trì công tác sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn để đánh giá mức độ hoàn thành và đề ra những giải pháp thiết thực trong từng giai đoạn, từng năm đồng thời thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra các DN NQD trên địa bàn về việc thực hiện Luật Lao động, Luật BHXH.
- Hằng năm khen thưởng, nêu gương điển hình những đơn vị và cá nhân làm tốt công tác thu nộp BHXH. Có chế độ thưởng phạt nhằm hỗ trợ động viên kịp thời đối với những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt chính sách BHXH. Nêu những gương điển hình tiên tiến trong thực thi chính sách BHXH để làm mô hình nhân rộng trên toàn huyện.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tác giả đã phát hiện những hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông hiện nay. Từ đó tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH tại
pháp quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội và nhóm giải pháp bổ trợ.
Ngoài ra, để tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tác giả cũng đề xuất những kiến nghị đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang và chính quyền địa phương.
KẾT LUẬN
Bằng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá thực tiễn và lý luận khoa học, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ trên hai phương diện lý luận và thực tiễn về thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện, tìm ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý công tác thu BHXH.
Trong đó những kết quả đạt được chủ yếu là: Phạm vi và đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng; bước đầu đảm bảo quyền được BHXH cho mọi người lao động; tạo dần sự công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ BHXH giữa những người lao động, người sử dụng lao động tham gia và thụ hưởng BHXH; sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức pháp luật của các ngành, các cấp, của đơn vị SDLĐ và NLĐ, chế độ chính sách BHXH đã từng bước thực sự đi vào cuộc sống, góp phần đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của một huyện cù lao nghèo; Công tác phối hợp giữa các ban ngành liên quan trong thực hiện chính sách BHXH, tuyên truyền các chế độ BHXH sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn được thực hiện tương đối tốt, kết quả thể hiện cụ thể là sự quan tâm, hiểu biết về BHXH của người dân tăng lên, người lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thấy rõ quyền lợi của mình khi tham gia BHXH; Số thu BHXH tăng trưởng khá, góp phần giúp quỹ BHXH tăng trưởng bền vững, đảm bảo lợi ích của người lao động tham gia BHXH.
Tuy nhiên số DN tham gia BHXH cho người lao động vẫn chưa đầy đủ so với thực tế, số đơn vị SDLĐ, số lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội còn nhiều, tỷ lệ gia tăng về mức lương tham gia bảo hiểm xã hội hằng năm chưa cao, việc tăng trưởng nguồn thu bảo hiểm xã hội còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng…., các quy định của pháp luật về công tác quản lý thu BHXH vừa thừa lại vừa thiếu; việc xử lý trách nhiệm của các bên tham gia BHXH còn chung chung, chưa rõ ràng, mức xử lý còn quá nhẹ, chưa có tác dụng giáo dục và ngăn chặn các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH của các bên tham gia;
Thực tiễn phát triển chính sách BHXH đặt ra cho cơ quan BHXH huyện Tân Phú Đông những nhiệm vụ to lớn, trong đó là thực hiện quản lý thu BHXH ngày càng tốt hơn, kịp thời
phần tạo điều kiện phát triển Quỹ BHXH một cách bền vững. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện về công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện, trong đó tập trung vào 4 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; nhóm giải pháp quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng bảo hiểm xã hội; nhóm giải pháp quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội và nhóm giải pháp bổ trợ.
Mục đích của việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Tân Phú Đông là để mọi đối tượng thuộc diện tham gia BHXH phải tham gia BHXH theo quy định và tránh trường hợp gian lận, trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH nhằm dần từng bước đưa tất cả các lao động trong xã hội được tham gia BHXH, đảm bảo có quỹ tài chính lớn mạnh, đủ khả năng cung cấp tài chính ổn định để chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, góp phần an toàn xã hội và giữ vững ổn định chính trị.
Tôi hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại huyện Tân Phú Đông để hoạt động của BHXH Tân Phú Đông ngày càng có hiệu quả, thực sự là một lưới an toàn xã hội và là người bạn đồng hành của người lao động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, 2020. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2019, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2020.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, 2020. Báo cáo 25 năm hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, các giải pháp thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, Nghị quyết 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác 2020.
Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông. Báo cáo tổng kết năm của BHXH huyện Tân Phú Đông
(từ năm 2015 đến năm 2019).
Dương, N. (2010). Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội.
Giang, P.T. (2010). Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường ĐH Lao động xã hội.
Luật số 58/2014/QH13 (Luật Bảo hiểm xã hội) ngày 20/11/2014.
Mây, C. T. L. (2014). Hoàn thiện công tác thu BHXH khối ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 5/1/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”.
Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.
số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. Hà Nội.
Luật số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội ban hành Luật Thanh tra.
Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quyết định ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 22/11/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về công tác kiểm tra của BHXH Việt Nam.
Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020.
Tân, P. Đ. N (2005). Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện luật bảo hiểm xã hội. Đề tài cấp Bộ.
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016, Bộ Lao Động - Thương Binh & Xã Hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH tự nguyện.
Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 Hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 1952. Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, Công ước 102 ngày 28/06/1952.
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, 2008, 2015. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH ở các địa phương, Quyết định số 4857/QĐ- BHXH ngày 21/10/2008, Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015. Hà Nội.
Triệu, D.X. (2011). Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT. Đề án nghiên cứu khoa học Viện nghiên cứu khoa học - BHXH Việt Nam.
PHỤ LỤC 1 I. Thông tin về chuyên gia
STT Họ và tên Chức danh Số điện thoại
1 Võ Oanh Liệt Trưởng phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh Tiền Giang
0918979606
2 Nguyễn Thị Nhu Phó trưởng phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh Tiền Giang
0933313954
3 Phan Trung Hiếu Phó trưởng phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh Tiền Giang
0983256070
4 Lê Thị Thúy Liễu Chuyên viên Tổng hợp phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh Tiền Giang
0889524777
5 Phạm Thị Minh
Nguyệt
Chuyên viên Tổng hợp phòng Quản lý thu, BHXH tỉnh Tiền Giang
0974876844
6 Phạm Văn Hòa Phó trưởng phòng Thu hồi nợ và Phát triển đối tượng, BHXH tỉnh Tiền Giang
0941526767
7 Nguyễn Văn Thanh Chuyên viên phòng Thu hồi nợ và Phát triển đối tượng, BHXH tỉnh Tiền Giang
0913117574
8 Nguyễn Văn Ấn Giám đốc BHXH huyện Tân Phú Đông
0339104697
9 Lê Thanh Hiền Chuyên viên Thu BHXH huyện Tân Phú Đông
0917413787
10 Điêu Hữu Phước Chuyên viên Sổ thẻ BHXH huyện Tân Phú Đông
0919579997
12 Phan Thị Hương Trang
Kế toán trưởng BHXH huyện Tân Phú Đông
0369101789
13 Đỗ Thị Ngọc Thanh Chuyên viên Chế độ Chính sách BHXH huyện Tân Phú Đông
0983590378
14 Phan Thanh Tuấn Phó Giám đốc phụ trách BHXH huyện Gò Công Đông
0898005479
15 Nguyễn Bạch Đằng Chuyên viên tổng hợp thu BHXH huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
0907643357
II. Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Trong quá trình tổ chức hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, Ông (Bà) nhận thấy có những vấn đề bất cập gì cần phải giải quyết?
Câu 2: Theo Ông (Bà) quá trình xây dựng kế hoạch thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó?
Câu 3: Theo Ông (Bà), công tác khai thác và mở rộng đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì?
Câu 4: Theo Ông (Bà) việc xác định mức thu BHXH tương ứng với từng đối tượng thu tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì?
Câu 5: Phương thức thu BHXH mà BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang áp dụng có gây khó khăn cho cán bộ thu và người nộp BHXH (thông qua thông tin phản hồi từ người nộp BHXH)? (Nếu có) Ông (Bà) vui lòng cho biết đó là những khó khăn gì? Và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó?
Câu 6: Theo Ông (Bà) những khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay là gì? Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó?
Câu 7: Theo Ông (Bà) việc xác định đúng đối tượng thu, thu đủ số lượng và đảm bảo đúng thời gian theo quy định trong công tác thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp phải khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó?
Câu 8: Theo anh chị thực trạng quản lý tiền thu tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp phải những khó khăn nào? Nguyên nhân của những khó khăn này?
Câu 9: Theo Ông (Bà) công tác đôn đốc thu hồi nợ BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn này?
Câu 10: Theo Ông (Bà) công tác kiểm tra đánh giá và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn này?
III. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN STT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Số chuyên gia đề xuất 01 Trong quá trình tổ chức hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, Ông (Bà) nhận thấy có những vấn đề bất cập gì cần phải giải quyết?
Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của người lao động và người sử dụng lao động còn chưa nghiêm túc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
9
Kế toán của đơn vị sử dụng lao động chưa nắm rõ chính sách nên còn lúng túng khi thực hiện trích nộp tiền hoặc giao dịch phát sinh với BHXH, dẫn đến sai sót hoặc trễ hạn. 6 02 Theo Ông (Bà) quá trình xây dựng kế hoạch thu BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó?
Khó dự đoán được tình hình tăng giảm người tham gia do bị ảnh hưởng bởi chính sách của nhà nước, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, dịch bệnh,...
4
Đơn vị sử dụng lao động chưa quan tâm đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN nên ảnh hưởng đến việc tham gia cho người lao động.
6
Địa bàn đặc thù có 6 xã đều là xã đảo, dân số ít, doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là nhỏ lẻ, không có khu công
nghiệp, nên từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch thu.
03
Theo Ông (Bà), công tác khai thác và mở rộng đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hiện nay gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì?
Do ảnh hưởng của địa bàn đặc thù xã đảo: dân số ít, không có khu công nghiệp, số lượng doanh nghiệp ít, nhỏ lẻ, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
7
Người dân chưa hiểu rõ về chính sách khi tham gia. Nguyên nhân công tác tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả.
4
Người dân chưa có niềm tin vào chế độ được hưởng khi tham gia. Nguyên nhân thủ tục, hồ sơ còn phức tạp, chế độ hưởng chưa tương xứng.
1
Mạng lưới cán bộ tuyên truyền, vận động người tham gia còn thiếu và yếu. Nguyên nhân là giới hạn về nguồn nhân lực. 3 04