Một số kinh nghiệm về quản lý thu BHXH tại huyện Châu Thành,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 45)

8. Kết cấu của luận văn

1.6.1 Một số kinh nghiệm về quản lý thu BHXH tại huyện Châu Thành,

BHXH huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện, phối hợp với các ban, ngành cùng nỗ lực không ngừng của từng cán bộ viên chức, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả các phong trào thi đua. BHXH huyện đã tích hợp dữ liệu bên cơ quan Thuế để nắm số doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động. BHXH huyện phối hợp với cơ quan thuế để rà soát, xác định các đơn vị đang hoạt động có mã số thuế, các đơn vị không có mã số thuế để đôn đốc đơn vị thực hiện BHXH, BHYT cho người lao động. BHXH huyện Châu Thành đã rà soát số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia BHXH, chỉ đạo bộ phận thu tập trung đến từng đơn vị để tuyên truyền, ra thông báo và hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Tham mưu UBND Huyện, Phòng lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động phối hợp với BHXH Huyện, thực hiện việc Thanh tra, kiểm tra các đơn vị chưa đăng ký tham gia BHXH, BHYT qua đó để kiến nghị thực hiện.

Hằng năm, BHXH huyện tổ chức Hội nghị với sự tham gia của các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động để tuyên truyền, giải đáp chính sách, hướng dẫn kê khai đăng ký tham gia BHXH, BHYT.

Công tác cải cách hành chính được BHXH huyện tiếp tục thực hiện tốt, bao gồm quy trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và nhân dân khi đến làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội. BHXH huyện tích cực triển khai giao dịch điện tử các loại hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đạt 100% đơn vị; các bộ phận nghiệp vụ thực hiện ứng dụng tốt các phần mềm nghiệp vụ trong giải quyết công việc.

Công tác tuyên truyền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được BHXH huyện thực hiện tốt bằng nhiều hình thức: ngoài việc tổ chức treo băng- rôn, phướn, áp phích tại các tuyến đường chính, các trường học nhân ngày bảo hiểm y tế hoặc dịp khai giảng năm học mới, Bảo hiểm xã hội huyện còn phối hợp với Bưu điện huyện, Hội LHPN huyện, Hội Nông dân huyện, Liên minh các Hợp tác xã và

UBND các xã, thị trấn, tổ chức các cuộc hội nghị tuyên truyền, đối thoại trực tiếp về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với hàng ngàn lượt người tham dự. Ngoài ra, BHXH huyện còn phát các tờ gấp tuyên truyền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động, học sinh, hộ gia đình; cung cấp tin, bài cho Đài truyền thanh huyện phát sóng hằng tuần, đi đôi với việc sưu tầm, biên tập hằng tháng về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trình chiếu thường xuyên hằng ngày tại Bộ phận Một cửa để phục vụ thông tin cho đối tượng đến quan hệ làm việc; viết tin bài/tháng gởi đăng trên website của Bảo hiểm xã hội tỉnh, website của UBND huyện, nhằm tuyên truyền về hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

1.6.2 Một số kinh nghiệm về quản lý thu BHXH tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang Để công tác quản lý thu đạt được hiệu quả cao, BHXH huyện Tân Phước rất quan tâm và chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động. Ngoài ra, BHXH huyện còn thực hiện kiểm tra, giám sát hệ thống đại lý thu bưu điện ở Bưu điện huyện và các Bưu cục xã, đồng thời với việc thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả các chế độ ở các Bưu cục. Bên cạnh đó, BHXH huyện còn phối hợp theo các đoàn liên ngành kiểm tra vệ sinh, an toàn lao động ở các đơn vị doanh nghiệp.

BHXH huyện Tân Phước đã thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu, sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin mà BHXH Việt Nam cung cấp để thực hiện nhiệm vụ trong công việc được giao. Các phần mềm thực hiện dữ liệu tập trung tại BHXH Việt Nam, mang tính liên thông nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác, quản lý đối tượng. Tất cả nhân viên BHXH huyện sử dụng hệ thống email vss.gov.vn của ngành mà BHXH Việt Nam cung cấp, tạo thuận lợi trong việc thực hiện trao đổi thông tin với đơn vị, trao đổi thông tin lẫn nhau. BHXH huyện còn thực hiện ứng dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành “Văn Phòng Điện Tử” song song với việc sử dụng phần mềm Eoffice của ngành mà BHXH Việt Nam cung cấp.

BHXH huyện thực hiện triệt để việc giao dịch điện tử, hiện BHXH huyện đang quản lý 178 đơn vị đầu mối. Trong đó đã thực hiện giao dịch điện tử, giao dịch qua mạng đạt 178/178 đơn vị đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử, đạt tỷ lệ 100%.

Trong những năm qua, BHXH huyện đã phối hợp các Ban, ngành, đoàn thể huyện, Bưu điện huyện, UBND xã, thị trấn đã thực hiện các cuộc tuyên truyền về các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN trên địa bàn để người dân, người lao động và các đơn vị sử dụng lao động nắm rõ hơn các chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng, trụ cột trong hệ thống ASXH, có tác động rất lớn vào quá trình phân phối lại thu nhập để ổn định đời sống NLĐ và thân nhân của họ. Chính vì lẽ đó BHXH cần thiết cho tất cả mọi người trong xã hội, trong thực tế ốm đau, tai nạn, rủi ro, già yếu không trừ một ai và cần được quỹ BHXH bảo đảm, thay thế, bù đắp một phần thu nhập để ổn định cuộc sống.

Chương 1 này, Luận văn đã đi sâu phân tích lý luận chung về BHXH, sự cần thiết khách quan của BHXH, khái niệm, vai trò của BHXH và cơ chế quản lý thu BHXH. Luận văn cũng đã giới thiệu kinh nghiệm quản lý thu tại BHXH các huyện tiêu biểu trong tỉnh Tiền Giang, qua đó là cơ sở để so sánh với thực trạng và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế công tác quản lý thu BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG 2.1 Khái quát về BHXH huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Nghị định số: 09/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 héc-ta diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh); 11.575,43 héc-ta diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân). Huyện Tân Phú Đông rộng 202,08 km² và có 42.926 dân. Huyện có 6 xã không có thị trấn.

Gắn với quản lý nhà nước, để đảm bảo chính sách an sinh thông suốt, Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông được thành lập vào tháng 05/2008, theo Quyết định thành lập số 1798/QĐ-BHXH ngày 17/3/2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam, BHXH huyện có trụ sở chính trong khu hành chính huyện Tân Phú Đông: ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trong suốt 12 năm qua, BHXH huyện Tân Phú Đông luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú Đông, BHXH tỉnh Tiền Giang và sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện Tân Phú Đông; BHXH huyện Tân Phú Đông đã từng bước vươn lên những thách thức, khó khăn, ngay từ buổi ban đầu đó là: nơi ăn, ở, làm việc quá chật hẹp vì là trụ sở tạm; đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa mới chưa am hiểu sâu về hoạt động trong lĩnh vực BHXH, khi mới thành lập chỉ có 4 cán bộ, viên chức bao gồm cán bộ, viên chức ở các cơ quan BHXH huyện khác được BHXH tỉnh Tiền Giang điều động về và nhân viên hợp đồng mới. Nhưng cán bộ, viên chức BHXH huyện Tân Phú Đông luôn đoàn kết, thống nhất nhanh chóng ổn định tổ chức

bộ máy, thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, củng cố nguồn nhân lực, nên đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH huyện Tân Phú Đông không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về nhiều mặt, BHXH huyện Tân Phú Đông luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của BHXH Tỉnh Tiền Giang, huyện ủy, HĐND-UBND huyện Tân Phú Đông giao cho.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang

Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Tân Phú Đông là tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiển y tế, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang và quy định của Pháp luật. Tổ chức điều hành nhân sự và hoạt động bộ máy theo quy định của ngành. Thực hiện mục tiêu đạt hiệu quả về tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đến năm 2020 có 40% lao động trong độ tuổi tham gia BHXH (trong đó có 100% lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, lao động trong trong các đơn vị sự nghiệp tham gia BHXH và 85% tham gia BH thất nghiệp); Trên 85% dân số của huyện tham gia bảo hiểm y tế, tăng độ bao phủ từ 90 đến 95% dân số có thẻ BHYT theo Chương trình hành động của Tỉnh Ủy, Huyện Ủy.

* Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang

Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang đặt tại huyện Tân Phú Đông, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.

Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của ủy ban nhân dân huyện Tân Phú Đông.

Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hằng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế..

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chê độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp. - Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)