8. Kết cấu của luận văn
3.2.1 Nhóm giải pháp quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Trong hoạt động quản lý thu thì mục tiêu quan trọng nhất là quản lý thu đúng, đủ, chính xác, kịp thời đối với đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở nộp BHXH. Do vậy, để thực hiện tốt quản lý thu BHXH cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Chủ động tham mưu với huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, đồng thời giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã trong việc phối hợp và chỉ đạo tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn.
- Tích cực phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, để thống kê toàn bộ các đơn vị SDLĐ và NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt quan tâm để nắm đầy đủ về số lượng đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc diện tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với những đơn vị này, BHXH huyện cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thuế ... để kiểm soát thu BHXH ngay từ khi mới thành lập.
tham gia BHXH.
- Đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền các chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của chủ SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH. Việc tuyên truyền phải dễ hiểu, gắn với quyền lợi thiết thực của NLĐ và phải sâu sát đến từng nhóm đối tượng NLĐ. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đối thoại trực tiếp với người lao động và người sử dụng lao động.
- Để khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng của các doanh nghiệp, cần phối hợp chặt chẽ với Thanh tra lao động, Thanh tra nhà nước, Mặt trận tổ quốc để thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Luật BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp; Trích kinh phí hợp lý cho các đơn vị ngoài ngành phối hợp tham gia phát triển đối tượng tham gia BHXH cũng như thu hồi nợ đọng BHXH. Đồng thời, cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc hơn đối với những trường hợp vi phạm, cố tình trốn tránh, gian lận trách nhiệm tham gia và đóng BHXH. Bên cạnh việc quy định xử phạt, BHXH cũng nên thường xuyên thông báo cho chủ SDLĐ, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH về số nợ BHXH của đơn vị, doanh nghiệp mình, đồng thời báo cáo với cơ quan chủ quản và Đảng ủy cấp trên; đưa BHXH trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ sở Đảng, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thông qua Công đoàn lắng nghe ý kiến của người lao động tại các doanh nghiệp, nhằm kịp thời phát hiện những hành vi ngăn cản NLĐ tham gia BHXH của chủ SDLĐ.
-Trong quản lý nội bộ ngành BHXH, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức thông qua bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý cán bộ thu nhằm tránh tình trạng cán bộ BHXH thông đồng với các đơn vị tham gia BHXH để vi phạm. Cần có những chế độ khuyến khích, khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân của ngành có thành tích tốt trong quản lý thu BHXH. Đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi, vi phạm quy định của ngành trong quá trình thu BHXH. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức trong ngành. Khuyến khích thực hiện các đề tài khoa học nhằm tìm kiếm mô hình quản lý thu hợp lý cho ngành.