Khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 100 - 104)

Để khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận được đề xuất ở trên, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 3 hiệu trưởng, 7 Phó hiệu trưởng, 26 tổ trưởng chuyên

môn cùng với 150 giáo viên, nhân viên của 03 trường trung học phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận bằng các phiếu điều tra.

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cấpthiết của các biện pháp tổ chức

ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học

phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Các biện pháp

Mức độ cấpthiết của biện pháp

Rất cấpthiết Cấpthiết Không cấp

thiết

% % %

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về tầm quan trọng của việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị nhà trường

69% 31% 0%

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ quản lý,

giáo viên và công nhân viên

65% 30% 5%

Tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị nhà trường

60% 34% 6%

Đầu tư, nâng cấp và sử dụng hợp lý cơ

sở vật chất công nghệ thông tin 55% 38% 7%

Chỉ đạo thực hiện thi đua, khen

thưởng, xử phạt trong quá trình tổ

chức ứng dụng công nghệ thông tin

63% 32% 5%

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị nhà trường

Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp

Từ kết quả khảo sát: Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ở trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Nhìn chung số người đánh giá mức độ "rất cấp thiết" của các giải pháp có tỷ lệ bình quân là 63%, số người đánh giá ở mức độ “cấp thiết” của các giải pháp là 33% và số người đánh giá ở mức độ “ không cấp thiết” của các giải pháp là 5%. Có thể nói rằng các biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị các trường trung học phổ thông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đang đặt ra cấp thiết đối với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Trong các biện pháp nói trên biện pháp 1,2,6 được đánh giá ở mức rất cấp thiết và cấp thiết cao. Cụ thể: Biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về tầm quan trọng của việc tổ chức ứng dụng CNT hoạt động quản trị nhà trường được đánh giá ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là (100%). Phần lớn cán bộ, giáo viên, nhân viên khi được hỏi đều cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị nhà trường đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục, chất lượng giáo dục của nhà trường và cần thiết phải tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản

trịnhà trường. Điều đó cho thấy các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nhận thức về vai trò và lợi ích của việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trịnhà trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, kỷnăng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Là một biện pháp làm tăng nguồn lực cơ bản để đẩy mạnh tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trịtrường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Cần xác định yếu tố con người có tính quyết định việc thành công hay thất bại khi tổ chức, triển khai các công việc. Biện pháp này được được đánh giá ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 95%.

Biện pháp tổ chức, chỉđạo kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị nhà trường, cấp nắm bắt kịp thời những sai sót, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực tế triển khai, từ đó sẽ có những điều chỉnh cấp thiết, phù hợp. Đây là biện pháp được đánh giá ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 94%.

Biện pháp đầu tư, nâng cấp và sử dụng hợp lý CSVC công nghệ thông tin. Trong khi khảo sát, một số cán bộ quản lý e ngại những thiết bị công nghệ thông tin thường nhanh chóng lỗi thời, nếu được đầu tư mà không sử dụng khai thác hiệu quả thì việc đầu tư sẽ rất lãng phí vì vậy mức đánh giá thấp nhất trong 6 biện pháp, được đánh giá ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 93%.

Biện pháp chỉ đạo thực hiện thi đua, khen thưởng, xử phạt trong quá trình tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin, được đánh giá rất cao mức rất cấp thiết và cấp thiết là 95%. Vì thi đua, khen thưởng nhằm mục đích động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cấp phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị đề ra. Thi đua khen thưởng còn góp phần tạo động lực tốt để cá nhân tổ chức hoạt động đạt được mục tiêu đề ra

Biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông được đánh giá ở mức rất cấp thiết và cấp thiết là 96%. Công tác xã hội hóa ở các tỉnh nghèo, kinh tế của địa còn khó khăn vì vậy biện pháp này được xếp ở vị trí thứ 6.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị trường trung học phổ thông huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 100 - 104)