Các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 36 - 37)

Để xây dựng và vận hành được hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong của một trường đại học thì các thành tố của hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trò quan trọng, tác động qua lại lẫn nhau, mỗi thành tố đều có quy trình cụ thể với cả ba giai đoạn: Đầu vào, quá trình và đầu ra, trong đó đầu ra của quá trình trước là đầu vào của quá trình kế tiếp.

Thứ nhất: Các thành tố đảm bảo chất lượng đầu vào (tuyển sinh)

Chất lượng đầu vào chính là năng lực của SV trước khi được đào tạo bậc ĐH tại CSGD. Chất lượng đầu vào của SV là một yếu tố có liên quan đến tính thực thi của các hoạt động trong ĐBCL quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra. Một trường ĐH có đội ngũ SV giỏi được đo lường qua các điểm số đầu vào thì việc tiếp nhận kiến thức được truyền tải từ GV, tiếp cận NCKH, … cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì vậy, để có được chất lượng đầu vào tốt thì công tác tuyển sinh của nhà trường rất quan trọng.

Thứ hai: Các thành tố đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo là giai đoạn quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng đầu ra. Chất lượng của quá trình đào tạo thể hiện qua nội dung CTĐT và hoạt động dạy học của GV.

- Các CTĐT phải được xây dựng trên cơ sở quy định chung của Bộ GD&ĐT, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, của các tổ chức và xã hội. Các CTĐT phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên, người sử dụng lao động và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, v.v.

- Hoạt động dạy học cũng là một nội dung quan trọng, là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng GV, đồng thời góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo. Hoạt động dạy học bao gồm nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy của GV, kiểm tra đánh giá kết quả học tập củaSV, các hoạt động hỗ trợ người học trong

28 quá trình giảng dạy, v.v.

Thứ ba: Các thành tố đảm bảo chất lượng đầu ra (kết quả đạt được)

Hai nội dung trên chính là hướng đến chất lượng đầu ra của cả quá trình đào tạo chính là chất lượng của người học sau khi tốt nghiệp. Một trường đại học có chất lượng cao nếu đào tạo được nhiều SV tốt nghiệp loại giỏi, người học đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp của nhà sử dụng lao động. Để biết được điều đó, nhà trường phải có cơ chế thu thập thông tin đầu ra qua việc: khảo sát nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng công việc của SV sau khi tốt nghiệp; thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với nhà sử dụng lao động để đánh giá, điều chỉnh chuẩn đầu ra, CTĐT; khảo sát SV sau tốt nghiệp về tình hình việc làm và CTĐT đã được thụ hưởng tại trường.

Như vậy, việc thiết kế, đánh giá và hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong trường đại học được căn cứ từ chất lượng đầu vào, cùng với việc xây dựng nội dung CTĐT và hoạt động dạy học để hướng đến chất lượng đầu ra là kết quả của cả quá trình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 36 - 37)