Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 57 - 60)

Các CTĐT cử nhân của Trường ĐHKT luôn được xây dựng trên cơ sở quy định chung của Bộ GD&ĐT, phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, của các tổ chức, hội nghề nghiệp và của xã hội. Các CTĐTđược định kỳ bổ sung, điều chỉnh và thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, các phương thức đào tạo trong trường, với các CTĐT trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh ở trong nước, đã hướng đến sự liên thông với cácchương trình tiên tiến ở nước ngoài.

Một là số lượng CTĐT hệ đại học

Tính đến năm học 2018 - 2019, Trường ĐHKT tổ chức đào tạo 13 CTĐT bậc đại học, trong đó có 06 CTĐT chuẩn (các ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế phát triển, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng), 01 CTĐT đạt chuẩn quốc tế (ngành Quản trị Kinh doanh) và 02 CTĐT CLC (các ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính - Ngân hàng), 04 CTĐT CLC thu học phí theo chi phí đào tạo và ĐBCL đáp ứng Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT (CLC TT23) (các ngành Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán).

Hai là xây dựng, điều chỉnh CTĐT

Các CTĐT mở mới khi xây dựng đều có sự tham gia của người học, GV, CBQL, đại diện các tổ chức và các nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Nhà trường đã chú trọng hơn và cụ thể hóa một phần các ý kiến đánh giá của các nhà tuyển dụng lao động trong việc định hướng nghề nghiệp, tăng cường tính trải nghiệm thực tế cho người học và các yêu cầu CĐR về kiến thức và

49

kỹ năng của các học phần trong khung chương trình vào điều chỉnh và xây dựng các CTĐT, đặc biệt là một số các CTĐT CLC theo thông tư 23 (Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính –Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế)

Đối với hoạt động điều chỉnh CTĐT, các sự điều chỉnh đều có sự tham khảo, đối chiếu nội dung với các CTĐT của các trường đại học tiên tiến trong lĩnh vực tương ứng có thứ hạng trong tốp 500 trường đại học thế giới, các ý kiến đánh giá của các bên liên quan (người học, người dạy, nhà tuyển dụng lao động, các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng,...). Bên cạnh đó, CTĐT được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá định kỳ của SVsắp tốt nghiệp, SV đã tốt nghiệp và nhà sử dụng lao động.

Một số đánh giá của các bên liên quan về các CTĐT của Nhà trường qua các năm như sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ýcủa SV năm cuối các khóa về CTĐT

Nội dung Năm

2017 Năm

2018 Năm

2019

1. Các học phần trong CTĐT được thiết lập theo trình

tự logic 93.7% 90.6% 77%

2. CTĐT hướng tới tích hợp phát triển các phẩm chất

và đạo đức nghề nghiệp cho người học 90.4% 92.8% 78.4%

3. Chương trình học có tỷ lệ phân bố giữa khối kiến

thức lý thuyết và thực hành hợp lý 73.1% 71.8% 59.5%

4. Ngành học có mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với

yêu cầu của xã hội 82% 86.2% 68.7%

5. Người học được tạo điều kiện phát triển kỹ năng

làm việc độc lập và làm việc theo nhóm 94.1% 96.3% 84%

6. Nội dung CTĐT theo định hướng thực hành/thực tế 75.3% 71.8% 61.7%

7. Nội dung của CTĐT được phân bổ hợp lý theo từng

năm học 90.2% 85.5% 67.7%

(Thang đo 4 mức: 1 = không đồng ý, 2 = phân vân, 3 = đồng ý, 4 = hoàn toàn đồng ý) (Nguồn: Báo cáo Trưng cầu ý kiến SV năm cuối về CTĐT và các dịch vụ hỗ trợ các năm)

Có thể thấy, hầu hết các tiêu chí liên quan đến nội dung CTĐT đều được SV đánh giá cao với tỷ lệ > 50% đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Xét trong các tiêu chí trên, chương trình học có tỷ lệ phân bố giữa khối kiến thức lý thuyết và thực hành hợp lý và nội dung CTĐT theo định hướng thực hành/thực tế là 02 tiêu chí được đánh giá thấp nhất.

50

Tất cả các CTĐT của Trường ĐHKT đảm bảo đáp ứng được những tiêu chí cơ bản trong xây dựng và hoàn thiện CTĐT như minh bạch hóa mục tiêu đào tạo, khung chương trình đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT, mục tiêu đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường,... và được thông qua bởi Hội đồng nghiệm thu cấp Trường và cấp ĐHQGHN. Nhà trường đã triển khai một số hoạt động sau:

 Rà soát lại ma trận CĐR, nên ghi rõ mức độ đạt được (thấp, trung bình, cao) trên ma trận CĐR cũng như biểu diễn ma trận CĐR theo từng học kỳ để thể hiện sự hợp lý trong việc hình thành và phát triển các kiến thức và kỹ năng của sinh viên.

 Rà soát lại các CĐR, sử dụng các động từ hành động thuận lợi cho việc đánh giá.

 Rà soát lại số lượng các CĐR ở mỗi môn học nhằm đảm bảo có thể đánh giá được mức độ đạt các CĐR dưới nhiều hình thức mà không làm tăng tải việc thi cử.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của người học cũng như không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp các kiến thức cần thiết về ngành học cho SV, Nhà trường cần lưu ý việc rà soát, thiết kế lại chương trình học, đặc biệt chú trọng hơn nữa việc tăng thời lượng thực hành/thực tế của các môn học nhằm giúp SV hiểu rõ về học phần cũng như ngành học.

Ba là kiểm định CTĐT.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, trường ĐHKT đã triển khai thực hiện kiểm định chất lượng 04 CTĐT đang đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA và chuẩn chất lượng CTĐT của Bộ GD&ĐT. Cụ thể: Quản trị Kinh doanh đạt chuẩn quốc tế (theo tiêu chuẩn AUN), Tài chính – Ngân hàng CLC, Kế toán và Kinh tế (theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT)7. Ngoài ra, Nhà trường đang tiến hành viết báo cáo tự đánh giá để kiểm định chất lượng CTĐT Kinh tế Phát triển theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Các CTĐT được đánh giá đều đạt được đánh giá cao, chỉ số cụ thể như sau:

7 Xem thêm: http://dbcl.ueb.edu.vn/default.aspx?web4vn=chitiettin&ID=23087&CategoryID=1490truy cập ngày 10/6/2020.

51

Bảng 2.6 :Tổng hợp các CTĐT đã được kiểm định chất lượng

STT Tên CTĐT Tiêu chuẩn kiểm định Tỷ lệ số tiêu chí đạt yêu cầu

1 QTKD đạt chuẩn quốc tế AUN Đạt

2 TCNH CLC Bộ GD&ĐT 96%

3 Kế toán Bộ GD&ĐT 86%

4 Kinh tế Bộ GD&ĐT 92%

(Nguồn: Trung tâm ĐBCLGD –trường ĐHKT)

Theo quy định của Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/07/2014Thông tư ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học của Bộ GD&ĐT, CSGD thực hiện đăng ký kiểm định sau khi có 02 khoá tốt nghiệp. Như vậy, trường ĐHKT mới chỉ tuyển sinh chương trình này từ năm 2016 nên chưa thực hiện đăng ký kiểm định đối với các CTĐT CLC đáp ứng TT 23.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 57 - 60)