Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 85 - 89)

Thứ nhất, yếu tố KT - XH

Yếu tố KT - XH đã ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo, hệ thống ĐBCL đào tạo của các CSGD nói chung và trường ĐHKT nói riêng. Cụ thể:

1) Triển khai ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến, ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo, qua đó dần hoàn thiện hệ thống quản lý và các quy định, quy chế theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong hoạt động giảng dạy, nhập điểm, chấm thi, …

2) Chú trọng đẩy mạnh tính thực tiễn của các CTĐT thông qua đổi mới hoạt động thực tập thực tế, mời các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đến giảng dạy cho SV.

3) Tăng cường các điều kiện ĐBCL và từng bước xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong tiến tới xác định phương hướng và nguồn lực để thực hiện đánh giá CTĐT theo hướng chuẩn quốc tế (ACBSP, QS, …)

4) Thực hiện theo hướng đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của người học đối với quá trình đào tạo

5) Hình thành hệ thống phản hồi thông tin với các bên liên quan (người học, người dạy, các chuyên gia, nhà sử dụng lao động, …) nhằm phục vụ công tác đánh giá nâng cao chất lượng và kiểm định.

6) Hình thành các quy trình, thủ tục trong việc kiểm soát hoạt động dạy học để hướng đến kiểm tra đánh giá người học theo CĐR đã công bố: quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, xây dựng trọng số nội dung và cấu trúc đề thi, quy trình quản lý và sử

77

dụng bộ đề thi, … đảm bảo chính xác, công bằng, hiện đại và phù hợp với mục tiêu đào tạo của học phần, góp phần chuẩn hoá và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT cần có giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài. Hệ thống ĐBCL đào tạo phải bám sát với yêu cầu, đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính công bằng, thích hợp và chất lượng.

Thứ hai, hệ thống hành lang pháp lý và chính sách

Hiện nay, cơ chế chính sách và hệ thống các quy định pháp lý về GD&ĐT nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về ĐBCL nói riêng ở nước ta đã cơ bản đầy đủ và có tính hệ thống. Cụ thể:

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (ban hành theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học; Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017 của Bộ GD&ĐT Ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học; Công văn số 766/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục đại học; Thông tư 04/2016/-TT-BGDĐT ngày 14/03/2016 của Bộ GD&ĐT Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học; Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH

ngày 28/6/2016 Công văn hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH; …

Ngoài ra, hệ thống văn bản của cơ quan chủ quản ĐHQGHN liên quan đến hệ thống ĐBCL đào tạo cũng tương đối đầy đủ. Một số văn bản nổi bật như: Chiến lược đảm bảo chất lượng giáo dục của ĐHQGHN (giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030), Hướng dẫn số 5076/HD-ĐHQGHN ngày 23/12/2014 Hướng dẫn so chuẩn chất lượng giáo dục, Quy định về đảm bảo chất lượng trong ĐHQGHN (ban hành kèm theo quyết định số 628/QĐ-ĐHQGHN ngày 10/02/2015, …

Nhìn chung, các văn bản của ĐHQGHN ban hành đều dựa trên các quy định của Bộ GD&ĐT và có các điều chỉnh riêng để phù hợp với đặc thù, mô hình đào tạo

78

của ĐHQGHN. Các cơ chế chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐHKT thực thi hiệu quả, nhanh chóng.

Thứ ba, yếu tố xu thế hội nhập giáo dục, quốc tế hóa.

Quốc tế hóa GDĐH đang là xu thế phát triển chung của các trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Quốc tế hóa GDĐH đã và đang góp phần nâng cao chất lượng trải nghiệm học tập toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập của GDDH Việt Nam trong khu vực và trên thế giới để từ đó mang lại tiềm năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều cách để tiếp cận quốc tế hóa GDĐH, điển hình như:

1) Trao đổi SV và GV ra nước ngoài. Việc trao đổi SV và GV từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại nhằm mục đích nâng cao thứ hạng quốc tế của các trường đại học Việt Nam, góp phần làm phong phú trải nghiệm đa văn hóa và ngôn ngữ cho SV, GV Việt Nam qua việc tiếp xúc với SV, GV nước ngoài, tạo chất xúc tác cho việc đổi mới CTĐT và phương pháp giảng dạy.

2) Đào tạo liên kết quốc tế. Trong những năm vừa qua, các chương trình liên kết quốc tế tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Hiện nay có khoảng hơn 300 chương trình liên kết và bằng đôi cấp các chứng chỉ hoặc bằng cấp được hợp tác với 32 nước, tăng lên so với 133 chương trình vào năm 20078. Các CTĐT liên kết quốc tế đã tạo điều kiện hợp tác quốc tế cho các trường đại học Việt Nam và việc nhập nhẩu các chương trình học của nước ngoài. Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan đến mô hình chương trình liên kết mà Việt Nam đang thiếu khung quy định chặt chẽ và minh bạch cho việc đảm bảo và KĐCL và thiếu các chiến lược để đảm bảo tính bền vững cho các chương trình xuyên quốc gia này.

3) Thành lập các CSGD đại học quốc tế. Trong những năm qua, các chính sách của Chính phủ đã bắt đầu tạo các điều kiện và cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế và các trường đại học nước ngoài mở các cơ sở chi nhánh quốc tế tại Việt Nam như trường Đại học RMIT Việt Nam – RMIT University Vietnam, và trường Đại học Anh quốc Việt Nam – British University Vietnam) hoặc hợp tác với

8https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/sap-xep-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-hoat-dong-khong-hieu-qua- khong-phai-kem-thi-xoa/20190411024122454p1c785.htmtruy cập ngày 14/5/2020

79 các trường đại học địa phương.

4) Sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy. Việc mở thêm các khóa học, các quy định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy là một trong những yếu tố then chốt trong việc thu hút thêm nhiều SV quốc tế cũng như trang bị ngôn ngữ cho chính SV trong trường. Điển hình như Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 Thông tư ban hành quy định về đào tạo CLC trình độ đại học quy định “Có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của CTĐT nước ngoài hoặc Tiếng Anh”.

Quốc tế hóa đã góp phần làm phong phú và đa dạng hóa hệ thống GDĐH Việt Nam về mặt kiến trúc và hoạt động của trường, chương trình, hoạt động, và các mô hình trao đổi và dịch chuyển SV.

Tuy nhiên, việc quốc tế hóa GDĐH cần được thực hiện một cách bài bản hơn khi đối tượng có thể theo học như hiện nay đang còn hẹp, chủ yếu là những SV có thể đủ khả năng chi trả tiền học phí và thỏa mãn được các yêu cầu về đầu vào của các CTĐT quốc tế hóa. Đồng thời, việc tuyển sinh vào các CTĐT liên kết cũng gây nghi vấn về chất lượng, vì các chương trình này thường không đòi hỏi phải thi tuyển sinh hoặc nhận SV dựa vào điểm số học tập thấp hơn so với yêu cầu cho các CTĐT khác tại các CSGD công của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động quốc tế hóa chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nghề nghiệp có nhu cầu cao như kinh tế, kinh doanh và kế toán.

Cùng với xu thế hội nhập, quốc tế hóa giáo dục tác động mạnh mẽ đến các trường đại học nói chung và trường ĐHKT nói riêng. Với chủ trương quốc tế hóa giáo dục mạnh mẽ, Nhà trường đã và đang từng bước tiếp cận với việc đào tạo liên kết quốc tế với các trường Đại học danh tiếng như: Đại học Troy – Top 100 trường Đại học tốt nhất nước Mỹ, Đại học Benedictine –Đại học Top 1 khu vực Trung và Bắc Mỹ, Đại học Uppsala – Đại học Top 2 Thụy Điển, Top 87 thế giới; triển khai đào tạo CTĐT cử nhân CLC đáp ứng theo Thông tư 23/TT-BGDĐT; cử GV đào tạo ở nước ngoài; cử SV đi trao đổi quốc tế và đón nhiều lượt SV và nghiên cứu sinh từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch. Quốc tế hóa giáo dục đặt ra

80

yêu cầu cấp bách về đổi mới đào tạo, tính liên thông với các CTĐT tại các trường ĐH hàng đầu trên thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội liên kết đào tạo dưới mô hình 2+2, hay 3+1, vừa tăng uy tín cho trường ĐHKT, vừa tạo ra giá trị gia tăng cho SV. Song để đáp ứng được yêu cầu của trường đối tác nước ngoài, hệ thống ĐBCL đào tạo của Nhà trường phải được cải thiện và không ngừng cải tiến để đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 85 - 89)