Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 113 - 114)

- Mục đích của biện pháp: để thực hiện điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo tại trường ĐHKT.

- Ý nghĩa của biện pháp: giúp Ban giám hiệu Nhà trường có cái nhìn đa chiều về việc vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cải tiến và tiến hành điều chỉnh, cải tiến, hoàn thiện hệ thống.

- Nội dung của biện pháp:

Đánh giá hệ thống ĐBCL đào tạo được tiến hành định kỳ thông qua hình thức: Tự đánh giá và đánh giá ngoài. Đồng thời tiến hành đánh giá cấp hệ thống và đánh giá quy trình thực hiện.

105

- Các đơn vị trong Nhà trường định kỳ tiến hành báo cáo tự đánh giá kèm theo hồ sơ minh chứng theo các lĩnh vực quản lý của hệ thống ĐBCL đàotạo. Báo cáo tự đánh giá là cơ sở để Nhà trường mời các chuyên gia độc lập bên ngoài nhà trường, SV và SVTN, doanh nghiệp sử dụng lao động. Các chuyên gia ngoài sẽ thẩm định hiệu quả của hệ thống và có kết luận trong báo cáo gửi lãnh đạo nhà trường làm cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống/quy trình.

- Hệ thống/quy trình ĐBCL đào tạo được đánh giá với các tiêu chí: 1) Có hay không có hệ thống/quy trình 2) Nếu có, hệ thống/quy trình có vận hành hay không và mức độ vận hành như thế nào 3) Nếu vận hành, hệ thống/quy trình có đem lại hiệu quả hay không 4) Đầu ra của hệ thống/quy trình có đạt chuẩn như Nhà trường đã cam kết hay không.

Tất cả các tiêu chí đánh giá phải có minh chứng cụ thể, trường hợp không có minh chứng xem như các công việc đó không được triển khai thực hiện.

- Điều kiện tổ chức thực hiện:

+ Lãnh đạo Nhà trường phải nhận thức sâu sắc về việc tự đánh giá và đánh giá ngoài. + Đội ngũ tự đánh giá có năng lực chuyên môn, trung thực, khách quan.

+ Có đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 113 - 114)