Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 27 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.5Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế

Tuy cùng một ngôi nhà chánh pháp, nhưng xét lại giữa Ni giới ba miền vẫn có những khác biệt trong sinh hoạt thường nhật cũng như cách ứng phó đạo tràng, do ảnh hưởng của văn hoá vùng miền có những khác biệt, Phật giáo muốn có chỗ đứng của mình thì phải ứng hợp với tinh thần “ tùy duyên bất biến”. Qua tìm hiểu thực tế của vùng miền thì có những điểm giống và khác nhau tiểu biểu như sau :

* Xuất gia và thụ giới*

Ni giới miền Trung với điểm nhấn là Ni giới Huế, với xuất thân của những Ni đầu tiên thuộc dòng dõi Hoàng thân Quốc thích, nên Ni giới ở đây mang đậm tính chất cung đình trong cách tu đạo và hành đạo. Từ năm 1963 với việc xây dựng các cô nhi viện, mầm non, dưỡng lão... thay vì chư Ni nương Tăng để xuất gia học đạo như thời kỳ đầu, thì chư Ni dần thành lập các cơ sở quản lý riêng của mình. Ni giới ở đây thường rất đông, có chùa lên tới 70 vị, ngoài một số ít xuất gia vì những nhân duyên do hoàn cảnh, thì sự mến đạo nên xuất gia vẫn chiếm đa số, bởi sự ảnh hưởng lớn lên trong môi trường “gia đình Phật tử”, mầm non Phật giáo, cô nhi viện...nên số người xuất gia ngày càng đông. Hạ an cư†, không cần phải tập trung lại một chùa lớn, vì cơ bản chùa nào cũng đủ số lượng để thiết lập một “trường Hạ”, chỉ mỗi tháng hai lần tập trung để tụng giới luật mà mình đã thụ trì.

Ở Huế, xuất gia không tính đến tuổi tác, có người xuất gia lúc 2-3 tuổi, cũng có người 45-50 tuổi mới xuất gia. Sau ít nhất 1 năm ở chùa, có bằng cấp 2 thì được chính thức xuống tóc; trước đó, tiểu (điệu) được để chỏm tóc nếu

* Thụ giới : các giai đoạn thứ bậc trong việc xuất gia

còn nhỏ. Sau 2 năm làm tiểu, kinh luật thông thuộc sẽ được thụ giới Sa- di- ni*, 2 năm tiếp theo thụ giới Thức-xoa-ma-na†, 2 năm tiếp nữa sẽ thụ giới Tỳ- khưu-ni. Sau 20 năm thụ giới Tỳ-khưu-ni sẽ được Giáo hội tấn phong lên hàng giáo phẩm Ni Sư, Ni Trưởng. Mỗi một lần thụ nhận giới pháp sẽ có những giới luật cần lãnh thụ và thông hiểu những bộ kinh tương đương . Khi thụ giới Tỳ-khưu-ni thì mỗi tùy tâm phát nguyện đốt ba chấm trên đầu hoặc không, thể hiện sự cúng dường thân tâm này cho lý tưởng mà mình đã phát nguyện. Đặc biệt ở Huế, Ni giới không đi thọ giới ở tỉnh thành khác bởi truyền thống từ trước.

Về xưng hô, tiểu được gọi là tiểu hoặc chị, từ Sa-di-ni đến Thức-xoa- ma-na gọi là chị, Tỳ-khưu-ni trở đi gọi là Sư Cô.

Ở Miền Bắc, khi Phật giáo xuất hiện thì văn hóa tín ngưỡng dân gian đã có gốc rễ khá sâu, mỗi làng đều có miếu thờ vị Thần thành hoàng riêng, thời Phật giáo hưng thịnh Đinh-Lê-Lý-Trần thì mỗi miếu có thêm một ngôi chùa bên cạnh. Chính vì chùa nhiều mà người xuất gia lại hiếm, nên sinh ra những vị “chủ nhang” (người trông coi chùa), trong khi người dân vẫn chưa được giác ngộ nhiều về lý đạo, cho nên Phật tổ cũng chỉ được xem là một vị Thánh lớn hơn các vị Thánh khác trong tâm thức của người dân, với cơ duyên “sống lâu ra lão làng”, nên một số vãi chỉ trông nom hương đèn kinh kệ, lâu ngày rồi cũng xuất gia thành Sư, cũng có thể xuất gia trước rồi mới chăm lo việc chăm lo bổn tự. Suy cho cùng đa phần khởi điểm Ni giới miền Bắc ít có điều kiện để tham học và tinh chuyên về giáo lý, cho nên Ni giới miền Bắc nghiêng về kinh kệ và nghi lễ nhiều hơn. Hiện nay, Ni giới ở đây xuất gia theo tâm nguyện của mình, giới trẻ phát tâm xuất gia ngày càng đông hơn, tuy

* Sa-di-ni : giữ 10 giới (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uốn rượu, không trang điểm, không ca múa, không nằm giường cao lớn, không ăn phi thời, không giữ tiền vàng); thuộc hai thời công phu và 4 bộ luật ( Tỳ Ni, Oai Nghi, Cảnh Sách, Di giáo), cấp thụ giới thứ 2.

† Thức-xoa-ma-na : sau khi thụ giơi Sa-di-ni 2 năm, là giai đoạn để chuẩn bị bước lên thềm thang của Tỳ- khưu-ni, cấp thụ giới thứ 3.

nhiên số lượng một chúng đông như ở Huế ( từ 20 xuất gia vị trở lên). Thường thì một vị quản lý mọt chùa hoặc nhiều hơn thế, đông nhất chưa quá 10 vị một chùa; trái lại, ở Huế cos chùa lên đến 30, 70 vị ( chùa Từ An, chùa Diệu Đức), vì vậy ở miền Bắc các chùa Ni phải tập trung lại một chùa lớn để an cư trong 3 tháng. Người xuất gia ở đây thường học hết cấp 3, trước đó có thể ở chùa nhưng với vai trò tập sự. Sau 2 năm tập sự, sẽ được thụ giới gọi là Sa-di-ni, sau 5 năm trở lên, nếu xét thấy đầy đủ các yếu tố cần có của một người Thiên nhơn chi đạo sư, sẽ được thụ nhận giới Tỳ-khưu-ni. Khác với các nơi, miền Bắc không có giới đàn Thức-xoa-ma-na, giới phẩm này sẽ được thụ phong cùng lúc với giới phẩm Tỳ-kheo-ni. Ở Miền Bắc không có truyền thống đốt nhang trên đầu, nên vị nào muốn đót nhang thì có thể vào miền Trung hoặc Miền Nam.

Về danh xưng, tập sự gọi là tiểu, Sa-di-ni trở đi gọi là Sư Bác, Tỳ- khưu-ni trở đi gọi là Thầy hoăc Sư Thầy.

Miền Nam là nơi như dung hợp cả Trung và Bắc, về cách hành đạo cũng như phương pháp tu tập. Cũng bởi đây là nơi Nam tiến của những người từ nhiều tỉnh thành, vì vậy ở Miền Nam có chùa theo phong cách Bắc, có chùa theo phong cách Trung. Xuất gia thì có phần dễ hơn so với Huế, vì ảnh hưởng phong thái của người Nam Bộ, là nơi ai cũng có thể đến để ở, cho nên người xuất gia ở đây không kể độ tuổi, thậm chí bán thế xuất gia chiếm số lượng khá nhiều. Về việc thọ giới, họ có thể đi các nơi nếu đủ điều kiện. Danh xưng như ở Huế, chỉ khác là tiểu có thể gọi là Chú.

* Trang phục

Ni giới Huế mang y phục màu lam, ở chùa có thể mang thêm y phục màu nâu, nhưng khi đi ra ngoài thì không được, vì để phân biệt với Tăng sĩ. Tiểu mặc áo tứ thân, từ khi thọ giới Sa-di-ni thì mặc áo nhật bình. Chỉ có Ni trưởng mới mang áo tràng xiên. Ăn chay từ khi phát nguyện xuất gia.

Ở miền Bắc cả Tăng và Ni đều mang áo màu nâu, tiểu và khi thọ giới đều có thể mang áo tứ thân hoặc áo nhật bình và áo tràng xiên. Vì để dễ phân biệt, thì Sa-di-ni có buộc đai ngang thắt lưng. Về việc ăn uống, ở đây người xuất gia vẫn được phép dùng thức ăn chế biến từ các loài động vật, sau này thì ít hơn và có chùa thuần chay.

Ở miền Nam từ khi tiểu đã có thể mang áo nhật bình, tùy theo truyền thống của chùa mà có thể dùng màu lam hoặc nâu. Về ăn uống cũng như miền Trung, chỉ khác có chùa cho dùng trứng công nghiệp.

* Nghi lễ

Nhìn chung lời kinh tiếng kệ tụng niệm hàng ngày cũng chỉ với mục đích nhắc nhở lời Đức Phật đã dạy, nó không phải là mục đích của Phật giáo. Nhưng ngày nay, nghi lễ Phật giáo cũng được xem là một loại hình văn hóa mang tính nghệ thuật. Nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt nghi lễ giữa ba miền, đó là thanh âm, âm điệu trong lúc đọc tụng. Cũng bởi văn hóa vùng miền đã tác động rất lớn đến nghi lễ của Phật giáo, thanh điệu ở Huế giống với Ca Huế , chầu văn; thanh điệu miền Bắc giống với Ca Trù, dân ca Bắc bộ; miền Nam giống với Đờn ca tài tử, cải lương, dân ca Nam bộ.

* Hành đạo

Với xuất thân từ hoàng thân quốc thích, thêm phong thái cung đình của xứ Huế, nên người nữ ở đây mang đậm chất nhu mì thục nữ, công dung ngộn hạnh trong nếp sống hằng ngày. Nét văn hóa đó đến bây giờ vẫn còn in nguyên, ăn sâu vào tiềm thức của người dân xứ Huế. Nên nhìn chung, Ni giới Huế vẫn còn nhiều rụt rè và hạn chế trong việc dấn thân, họ chỉ hành đạo trong phạm vi cho phép và thường làm việc theo nhóm theo chùa, họ chú trọng về sự hành trì và giữ gìn giới luật hơn các việc ứng phó đạo tràng.

Khác với Huế, xuất thân là vị Thầy của một làng, một thôn, phải lo đám lễ trong làng, nhà nào có việc đều nhờ Sư nhờ Thầy, nên Ni giới miền

Bắc chuyên về nghi lễ cũng như dấn thân vào các hoạt động mang tính cộng đồng làng xã. Họ mạnh dạn và tháo vát hơn so với Ni Huế.

Ni giới miền Nam quan tâm về mặt giáo dục và hoằng pháp, nên ở đây Ni giới hoằng pháp rất tốt, với kiến thức nội điển cũng như ngoại điển được đầu tư, đi đầu về giáo dục, môi trường hoằng pháp tốt, nên ở đây Ni giới rất giỏi trong việc thuyết pháp và các khóa tu cho tuổi trẻ cũng như người lớn tuổi

Tiểu kết

Với sự kiện thành lập Ni đoàn, Đức Phật đã mở một cánh cửa mới với một tương lai tươi sáng hơn cho phụ nữ thời bấy giờ, Tỳ Kheo Ni Gotami cùng với Ni chúng thời đó đã xác lập đức tin cũng như khả năng chứng ngộ của mình không thua các Thầy Tỳ kheo. Không chỉ hành tựu cho tự thân, chư Ni cũng đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho Giáo Hội cũng như cho xã hội. Ni giới Việt Nam kế thừa truyền thống chánh pháp qua các đời, dù môi trường có khác, có xa thì chánh pháp vẫn giữ một mối, thay đổi hình thức nhưng bản chất vẫn vẹn nguyên. Việc đạo không xa rời việc đời, tuy xuất thế tục gia, nhưng khi vận nước có biến, chư Ni lại đứng ra chung lo việc nước. Cho nên từ thời Hai Bà Trưng, khi đât nước có biến thì người xuất gia thân là nữ nhi vẫn xông pha ra chiến trường, khi yên lại lui về am thất.

Huế được xem là nơi sản sinh ra chư Ni lỗi lạc, dấn thân trên mọi lĩnh vực, trong tinh thần từ bi của Phật giáo “ phụng sự nhân sinh là cúng dường chư Phật”, đi đầu Ni giới trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XIX và pháp nạn năm 1963. Chư Ni trưởng đã làm nền tản cho những hoạt động phụng sự xã hội sau này của Ni giới Huế.

Vì chịu ảnh hưởng văn hóa mang tính vùng miền, nên dù trong một ngôi nhà chung - Phật giáo, nhưng vẫn có những điểm khác biệt về trang phục, ẩm thực, nghi lễ, hành đạo của chư Ni Việt Nam.

CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 27 - 32)