7. Cấu trúc luận văn
3.2.1 Mở các trường mầm non Phật giáo
Với hạnh nguyện Bồ Tát - tinh thần từ bi được hiện thực trong đời sống thường nhật bằng những hành động làm cụ thể, Phật giáo tồn tại vì con người, chư Ni chính là áp dụng giáo lý Phật dạy để nuôi dưỡng, phát triển hơn tấm lòng của “ một người mẹ”, thấy được thực trạng của xã hội, đạo đức dần bị mai một, Giáo hội đã có cái nhìn xa hơn trong việc phụng sự nhân sinh, măng non lúc nào cũng dễ uống nắn, mỗi đứa trẻ lớn lên với nền tảng đạo đức tốt sẽ là lợi thế cho gia đình và xã hội, cũng từ đó mà Phật giáo được duy trì và tăng trưởng, chính vì thế các trường mầm non Phật giáo lần lượt ra đời.
Giáo dục mầm non là một trong những trực thuộc của hệ thống giáo dục Phật giáo, đây cũng là cách làm đạo hiệu quả trong công tác truyền bá giáo lý Phật cũng như truyền trao lối sống đạo đức đến với tế bào của gia đình, góp phần ổn định và phát triển xã hội với gốc đạo đức làm chuẩn. Với
nguồn lực và môi trường sẵn có, Ni giới Huế đã tận dụng để phát triển hơn nữa về giáo dục mầm non với những định hướng và chiến lược mang đến hiệu quả nhất có thể.
Trường mầm non Phật giáo được thành lập đầu tiên ở Huế là vào năm 1964 bới Ni trưởng Chơn Thông chùa Diệu Viên, lúc này chỉ có hơn 30 em theo học thuộc gia đình khó khăn và gia đình lân cận. Sau năm 1975, trường ngưng hoạt động, cũng chính nơi đây năm 1996, lớp mẫu giáo lại được thành lập một lần nữa, các năm sau; những trường mầm non lần lượt ra đời theo mục tiêu chung của Giáo hội.
Đến nay, toàn tỉnh có 7 trường mầm non và 3 trường mẫu giáo Phật giáo gồm :
- 3 trường mầm non thuộc Huyện Phú Lộc, nuôi dạy tổng cộng 298 cháu, trong đó 160 cháu bán trú.
- Mẫu giáo Diệu Viên :, 145 cháu, 12 giáo viên và nhân viên. - Mầm non Quảng Tế : 3 lớp có 110 cháu, 13 cán bộ nhân viên - Mẫu giáo Hoa Nghiêm : 130 cháu, 10 giáo viên và nhân viên
- Mầm non Diệu Đế : 163 cháu chi ra 4 lớp, 19 giáo viên và nhân viên - Mầm non Hồng Đức : 228 cháu, 22 giáo viên, nhân viên
- Mầm non Ngự Bình : 140 cháu,13 giáo viên và nhân viên - Mầm non Diệu Nghiêm : 117 cháu, 14 giáo viên và nhân viên - Mầm non Phò Quang : 106 cháu, 9 giáo viên và nhân viên - Mầm non Phước Vân : 75 cháu, 8 giáo viên và nhân viên
Theo Ủy ban MTTQVN Thừa Thiên Huế, tại Huế có 22 cơ sở giáo dục mầm non ( GDMN ) Tôn giáo theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì chỉ có 6 cơ sở GDMN của Phật giáo, còn lại của Thiên Chúa giáo ( 2013). Ngay cả ở Thừa Thiên Huế, nơi được lãnh đạo BTS GHPGVN Huế rất ủng hộ cho chương trình GDMN Phật giáo và là thế mạnh của Phật giáo Thừa
Thiên Huế thì cũng có những khó khăn riêng, chẳng hạn như việc các Sư cô là cô giáo mầm non trực tiếp đứng lớp chưa được mọi người chấp nhận, chỉ làm công tác quản lý, khác với các Sơ Thiên chúa, họ đều tự túc đứng lớp. Như vậy, phải thuê giáo viên từ bên ngoài, đôi khi họ không giáo dục theo định hướng của mình một cách triệt để, dù sao những giáo viên đó vẫn chưa được rèn luyện theo ý nguyện “ người con Phật phựng sự”. Đến 2017 trên địa bàn thành phố có 15 trường MN tư thục đã có Quyết định thành lập của UBND TP.Huế, với tổng số 4.493 trẻ/148 nhóm, lớp; trong đó, có 12 trường do tôn giáo mở và có 4 trường MN tôn giáo đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (MN Anh Đào, MN Việt Hương, MN Sơn Ca, MN Bích Trúc), không có mầm non Phật giáo, đó là thiếu sót rất cần được khắc phục và định hướng lại.
Theo đánh giá chung, có nhiều cơ sở giáo dục mầm non do Công giáo tổ chức đã có sự đầu tư lớn về mọi mặt, riêng cơ sở vật chất có nơi đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng, và thường các cơ sở trường mầm non đó đều ở trong khuôn viên hoặc nằm ngay bên cạnh cơ sở tôn giáo. Trong khi Phật giáo, cơ sở hạ tầng còn đang yếu thế, trang thiết bị khoa học hiện đại chưa đáp ứng đúng với xu thế của xã hội, bên cạnh đó các chùa đa số nằm ở vùng xa so với trung tâm, nên thường chỉ có con em lân cận đến theo học, lại hợp vói điều kiện kinh tế của hộ gia đình. Trường mầm non Công giáo tuy mức thu phí cao nhưng so với các trường khác vẫn là mức thu phí hợp lý, lại ở cạnh trung tâm thành phố, nên họ đã mạnh dạn đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như trang bị khoa học công nghệ, các Sơ trực tiếp đứng lớp nên họ có nhiều lợi thế hơn so với Phật giáo. Với nhu cầu của người dân về việc gửi con vào các trường mầm non uy tín, chất lượng giáo dục tốt, và ở tình hình thực tế như hiện nay, người Phật tử dù muốn nhưng rất khó để có thể tìm ra một cơ sở giáo dục mầm non Phật giáo như ý để gởi gắm con em của mình, nhiều khi phải đưa vào các cơ sở tôn giáo khác, rồi có thể các cháu thể hiện những hành
vi tín ngưỡng được hướng dẫn hoặc huân nhiễm một cách tự nhiên, bởi tâm thức trẻ như tờ giấy trắng, hồn nhiên và vô tư, Phật giáo sẽ mất dần chỗ đứng của mình vì những nhân tố nhỏ như vậy. Tình hình như về lâu về dài, làm cho hoạt động giáo dục Phật giáo lu mờ, khiến các Sư cô vốn rất thích hợp với dạy trẻ mẫu giáo bởi giàu tình thương và chịu khó, đã không có môi trường để gieo hạt giống lành, và quý Sư cô phải xa rời hạnh nguyện này. Với thực tế Ni giới Huế ngày càng đông và đạt nhiều thành tích trong học tập, có được bằng cấp cao, nhưng lại hiếm những vị trẻ dấn thân vào hoạt động xã hội, từ thiện và giáo dục mầm non. Mất lợi thế là không thể đứng lớp của chư Ni, với giới luật giữ gìn oai nghi, hình ảnh đứng ra vui chơi, hát hò cùng các cháu, có lẽ hơi khó khăn; bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo là Giáo hội thuần chay, các cháu lại ăn mặn nên đó sự trở ngại lớn so với trường mầm non Thiên Chúa giáo. Trong khi các Sơ không ngại vấn đề ăn uống, vui chơi, ăn mặc tự do hơn, lại được đào tạo hẳn để theo dạy các lớp mầm non… Điều các Sư cô còn băn khoăn là dù có đam mê với nghề nhưng với số lượng còn khiêm tốn về các trường mầm non Phật giáo đang hoạt động hiện nay thì liệu có nơi đer mình phụng sự? trong khi với hình dáng của một người Ni chắc chắn không có trường nào ngoài trường Phật giáo nhận đứng lớp, nếu thời gian bỏ ra để đầu tư vào việc học giáo dục mầm non không được tận dụng thì hơi khó cho những người lựa chọn theo con đường đó. Quan trọng hơn hết là các Ni vẫn chưa thấy được tiềm năng của một hệ thống trường mầm non Phật giáo trong tương lai. Không thể phủ nhận chất lượng của những trường mầm non do Phật giáo thành lập, điều hành cũng như nhu cầu thực tế ngày càng nhiều của xã hội, Phật giáo cần mạnh dạn hơn nữa đầu tư hệ thống trường mầm non và chư Ni sẽ là một bộ phận không thể thiếu, xã hội hóa giáo dục, Phật giáo không thể đứng bên lề.
phù hợp với tính dịu dàng, chịu thương, chịu khó và năng lực của chư Ni, nữ Phật tử, chúng tôi muốn các trường mầm non được xây dựng tại các tỉnh thành để gánh trách nhiệm với xã hội, tuy nhiên hệ thống này phải theo chuẩn mực giáo dục, đào tạo của Nhà nước. Phật giáo không có tính chất vụ lợi, do đó các trường mầm non Phật giáo sẽ chăm lo được cho các cháu nhỏ, truyền đạt tâm thiện, lễ độ, hiếu đạo, tình thương yêu và sự tôn trọng…- những giá trị sống căn bản phù hợp mà không cần áp đặt tôn giáo. Chúng ta chỉ cần như thế.”