Thành lập các viện dưỡng lão cho những cụ già có hoàn cảnh khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 61 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2 Thành lập các viện dưỡng lão cho những cụ già có hoàn cảnh khó khăn

Trẻ em và người già là thành phần đáng được quan tâm của xã hội, nếu như trẻ em là tương lai của đất nước, thì người già là những người được xem là có công sinh thành dưỡng giục cho các thế hệ tiếp theo. Nhắc đến các viện dưỡng lão ở Huế, ai cũng sẽ nghĩ đến hai trung tâm là chùa Diệu Viên và chùa Tịnh Đức, không những là một trong những trung tâm đầu tiên ở Huế mà còn là nơi tin tưởng để những người già neo đơn yên dưỡng tuổi già mà không lo về phần kinh tế.

Nhà dưỡng lão Diệu Viên được thành lập năm 2000, lúc đầu chỉ nhận chăm sóc các cụ già yếu bị tàn tật, không nơi nương tựa trong tỉnh, sau ít năm được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, chùa đã mở rộng, tiếp nhận thêm nhiều cụ từ các tỉnh lân cận xin về chùa. Hiện tại, nhà dưỡng lão Diệu Viên đang nuôi dưỡng 23 cụ. Cụ cao tuổi nhất năm nay 96 tuổi, các cụ khác khoảng chừng 50 đến 80 tuổi. Hằng ngày, các cụ tĩnh tâm đọc kinh, niệm Phật và được các Ni của chùa chăm sóc. Được biết, hàng tháng, nhà chùa có hợp đồng với bác sĩ về khám sức khỏe định kỳ cho các cụ.

trên thửa đất hiện nay để tập trung những cụ bà có hoàn cảnh đặc biệt để chăm sóc, các công việc của cơ sở đều do quý Sư cô và các Phật tử tình nguyện giúp sức. Ngoài sự đóng góp của các mạnh thường quân, các sư cô cũng tăng gia sản xuất để thêm tài chính cho sinh hoạt phí , các cụ ở đây từ 70 đến 90 tuổi, phần lớn không có thân nhân, hoặc thân nhân quá nghèo để nương tựa. (số người) Giai đoạn Số người 1992- 1997 1997- 2002 2002- 2007 2007- 2012 2012- 2017 Tịnh Đức 7 11 18 32 27 Diệu Viên 0 9 12 22 24

Bảng 3.2 : Thống kê số người đăng ký dưỡng lão tại chùa Tịnh Đức và Diệu Viên từ năm1987 đến 2017*

Các năm đầu vì mới thành lập chưa được nhiều người biết đến, bên cạnh đó kinh tế nhà chùa vẫn còn thiếu hụt, cơ sở hạ tầng chưa có, nên chỉ đón nhận các cụ với số lượng hạn chế, về sau thì số lượng tăng dần lên, đến nay số lượng có giảm chủ yếu do các cụ ở lâu, mất vì bệnh tật hoặc tuổi già, nhờ sự phát triển của kinh tế, các gia đình có thể chu cấp được hoặc các cơ sở nhà nước đã hỗ trợ đón các cụ có hoàn cảnh đặc biệt về trung tâm của mình chăm sóc nên số lượng ở 2 viện đó có giảm. Nhưng nhìn chung, từ 2007 đến 2017 là 10 năm nhưng số người dưỡng lão không tăng, điều đó rất đáng mừng, hi vọng vì đủ điều kiện nên không cần đến viện dưỡng lão, chứ không

* Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.

phải vì lý do nội tại như thiếu hụt tài chính, thiếu hụt nhân lực, cơ sở hạ tầng đi đến ngưng hoạt động.

Bệnh và chết luôn làm cho những người đó hoang mang và lo sợ, với thời gian ở chùa, được tụng kinh bái sám, được sự chia sẻ từ quý Sư cô, đối với người già, phần sống còn lại họ sẽ lạc quan hơn, dễ dàng chấp nhận mọi thứ đến đi hơn. Ở Huế hiện nay, tình trạng người già đi bán vé số, đi xin ăn vẫn còn khá phổ biến, nếu như không có viện dưỡng lão, liệu những người già đó sẽ đi về đâu ? Vấn đề ở đây là cơ sở hạ tầng không đủ, nhân lực không nhiều để tiếp nhận những hoàn cảnh khó khăn đó, với lại trong suy nghĩ của họ, bất đắc dĩ mới chấp nhận xa con cháu đến sống ở chùa. Có một điểm vẫn còn hạn chế nhưng khó khắc phục được, đó là chưa thể tiếp nhận những cụ nam vào hai trung tâm dưỡng lão, vì những lý do tế nhị xuất phát từ chùa Ni.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)