Đảm nhiệm các vai trò “Tăng sai”

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 40 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2Đảm nhiệm các vai trò “Tăng sai”

“Tăng sai” là công việc dành cho cả hai bộ Tăng Ni trực thuộc Giáo hội Phật giáo, mỗi Tăng Ni sau thời gian tu tập và hoàn thành các chương trình học của mình, xét thấy đủ năng lực Giáo hội sẽ đề cử hoặc chỉ định những Phật sự phù hợp với mỗi vị Tăng Ni đó, phát huy thế mạnh bản thân góp phần xây dựng và hoằng dương chánh pháp, phổ cập Phật giáo đến với mọi người. Nếu như so với 3 nhiệm kỳ đầu, số lượng Ni giới đảm trách trong công việc Tăng sai còn hạn chế thì với những nhiệm kỳ sau, chư Ni tham gia vào các Phật sự chiếm số lượng khá cao và họ đã linh động hoạt động trong nhiều lĩnh vực hơn. Có thể đề cập đến các vai trò Tăng sai như sau :

a, Hoằng pháp :

Giáo pháp có dạy trong bốn loại “bố thí” thì bố thí pháp là tối thượng nhất, khi mỗi chúng sanh thâm nhập, thực hành giáo pháp thì mọi chướng ngại trong đời đều được “giải kết”, sẽ đón nhận được mọi sự đến đi với tâm bình lặng nhất. Khi một người đã thâm nhập được giáo pháp họ sẽ mới biết được đường đi lối về của mình, dù ở trên đất cũng như ở thiên đường tâm của họ cảm thụ không hai không khác. Thế nên, để đạo đức hoá gia đình, giảm thiểu những tệ nạn khi xã hội ngày càng phát triển, đạo đức tỷ lệ nghịch với nó, bên cạnh đó, với mong muốn các Phật tử hiểu đúng pháp môn mà bản thân đã thọ nhận, hiểu đúng pháp là sự bảo vệ Đạo pháp tối thượng, Giáo hội đã luôn ưu tiên trong công cuộc giảng dạy và thuyết pháp cho đại đa số phật tử trong mỗi địa bàn. Với tinh thần “ Hoằng pháp vi gia vụ”, Ni giới đã phối hợp với Ban hoằng pháp của Giáo hội để thực hiện công tác soạn thảo và thuyết giảng Phật pháp cho các đạo tràng, Niệm Phật đường, đoàn chúng tu Bát Quan trai, đảm trách các lớp học Phật pháp, khuyến khích mỗi tự viện thành lập các phòng đọc sách báo, ấn hành các tài liệu giáo lý giảng dạy cho quần chúng Phật tử, các em thanh thiếu niên.

Từ năm 1987-1997: chư Ni đa phần không được học qua chuyên ngành hoằng pháp, chỉ chú trọng mở dạy các buổi thuyết pháp mang tính thụ động. Trong giai đoạn này, vẫn còn dư âm của Ni giới truyền thống Huế, họ hạn chế tiếp xúc với ngoại duyên, công việc ứng phó đạo tràng chưa được chú trọng, chỉ chuyên tâm vào công việc giáo dục và hoằng pháp tại bổn tự, Ban hoằng pháp vẫn chưa được thành lập, nên không có số liệu thống kê cụ thể về số lượng hoằng pháp viên cũng như các Phật sự có liên quan.

Từ năm 1997-2007 : Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, xã hội có nhiều bước tiến lớn, Phật giáo với tinh thần tuỳ duyên nhập thế đã tận dụng được những lợi thế của xã hội trong công việc hoằng pháp của mình như các phương tiện truyền thông, các cách tiếp cận xã hội nhanh chóng và phạm vi xa hơn... lúc này, hoằng pháp không theo cách truyền thống và mang tính bị động được nữa, Giáo hội cần thành lập một Ban hoằng pháp có chiến lược cụ thể. Tháng 8 năm 2003, Ban hoằng pháp Trung ương chính thức được thành lập và có nội quy riêng, các tỉnh thành liên quan cũng lần lượt thành lập Ban hoằng pháp cấp tỉnh. Lúc này, Ni giới Huế bắt đầu tiếp xúc với xã hội nhiều hơn thông qua quá trình đi du học các nước như Ấn Độ (có 4 vị đang theo học chương trình tiến sĩ, 5 vị chương trình thạc sĩ, 7 vị chương trình đại học, 3 vị đã hoàn thành chương trình để về nước như Sư cô Thoại Mẫn, Sư cô Thoại Văn, Sư Cô Minh Thuận); Đài Loan (có 7 vị), Myanmar (2 vị), Trung Quốc (3 vị). Ngoài ra, có một số Ni theo học lớp đào tạo mầm non, đại học ngoại ngữ, trung cấp y. Có thể nói, những vị Ni đó là lớp đầu trong việc mở cửa đi theo con đường học thức, mở lối cho các Ni thế hệ tiếp theo, với nhận thức trình độ phổ cập đại học là xu thế chung của xã hội, tuy số lượng không nhiều, nhưng nó là bước tiến lớn cho Ni giới Huế. Với những vị Ni đã hoàn thành chương trình du học của mình, được Giáo hội đề cử giảng dạy các lớp Trung Cấp Phật học và Học Viện Phật giáo đối với

lớp Ni, hay tham gia công tác phiên dịch Kinh luận trong đội ngũ phiên dịch của Giáo hội.

( Người)

Giảng sư Giảng pháp Dạy lớp Phật tử

Tăng 83 209 50

Ni 39 198 32

Tổng số 122 407 82

Bảng2.4 : Thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy lớp Phật tử của Giáo hội từ năm 1997-2007*.

Với xu thế mở nói chung của Giáo hội và nhu cầu phụng sự riêng của Ni giới từ khi Phân ban đặc trách Ni giới thành lập, các Ni có năng lực đều tham gia vào công tác hoằng pháp và giáo dục Phật tử tại các huyện xã. Ban hoằng pháp thuộc Ban Trị Sự Thừa Thiên Huế có 25 vị , giảng sư thỉnh giảng và giảng sư đoàn có 97 vị, trong đó có 39 vị Ni. Nếu xét về số tượng tu sĩ thì Ni xấp xĩ với chư Tăng ( 493 ≈ 553,5)† , nhưng về công tác Phật sự, Ni chỉ chiếm 1/3 trong tổng số, điều đó không thể hiện sự phân biệt giới, do văn hoá cung đình Huế như đã trình bày, những Ni thế hệ đầu chú trọng vào việc thực hành pháp, thanh tịnh hoá tâm mình hơn là việc đi sâu vào việc tham học các chương trình có thể phụng sự trong công tác của Giáo hội, nên người nữ nói

* Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.

† Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.

chung và Ni giới Huế nói riêng, khép kín và trầm mặc, đó là nét đẹp rất riêng nhưng nó cũng là sự hạn chế lâu dài cho phụ nữ ở đây.

Ngoài việc thể hiện sự đủ đầy của hai bộ đại Tăng, Giáo hội đã tận dụng được thế mạnh của chư Ni là có thể thấu hiểu và lắng nghe chúng sanh, thuận duyên hơn trong việc gần gũi với phái nữ, đang khi thực tế là người nữ đi chùa chiếm tỷ lệ cao hơn so với người nam, chính nét văn hoá Á Đông, đã tạo nên tính cách của phụ nữ trong nền văn hoá này, họ cần điểm tựa để có thể lo toan và giải quyết phận sự từ gia đình đến xã hội. Huế là nơi mà Phật giáo đã ăn sâu vào văn hoá, lợi thế đó đã giúp các Ni mang giáo pháp và phổ cập Phật pháp đến mọi giới, mọi thành phần. Bình quân trong 10 năm, Giáo hội đã thực hiện được 407 buổi giảng pháp, 82 lớp dạy giáo pháp cho giới cư sĩ ở các đạo tràng địa phương khắp tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó Ni giới tham gia được 198/407 buổi thuyết giảng, 32/82 lớp Phật pháp cho giới cư sĩ. Với đội ngũ giảng sư và giáo thọ sư là 39/122 người.

Từ năm 2007-2017 : Nhất là sau khi đại lễ Vesak đăng cai ở Việt Nam năm 2008, Ban hoằng pháp Trung ương đưa ra những thông tư cần thiết để bắt kịp tiến độ và trình độ hoằng pháp cũng như học hỏi cách thức tiếp cận của Phật giáo đối với xã hội của các nước bạn, với tiêu chí tăng cường nhân sự bằng cách khuyết khích tham gia theo học các lớp hoằng pháp được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng mô hình hoằng pháp qua việc mời thêm giảng sư đáp ứng nhu cầu theo tình hình Phật sự như các đai lễ, các đạo tràng tu tập và lớp tu học của cư sĩ, gia đình Phật tử, các khoá Bồi dưỡng kỷ năng hoằng pháp đều được mở rộng tại tỉnh thành. Ảnh hưởng của Ni giới nói chung, Ni giới Huế đã tham gia tích cực trong Ban hoằng pháp, tăng số lượng Ni có học thức nội điển lẫn ngoại điển, những vị thời đầu đi du học giờ cũng trở về lại bổn xứ để phụng sự, chính vì thế các buổi giảng pháp và dạy lớp cư sĩ được tăng lên, điều đó cũng đã ảnh hưởng ngược lại số lượng người tham

gia các công tác đó, đòi hỏi hơn nữa về tương lai cần có số lượng Tăng Ni đủ để đáp ứng các chương trình hoằng pháp. Bên cạnh đó, những người du học về nước, chính là động lực và sự khuyến khích lớn cho thế hệ Ni giới tiếp theo thông qua các buổi chia sẽ và lúc các vị đó đứng lớp truyền đạt lại kinh nghiệm cũng như những gì mình đã thiếp thu được từ thế giới ngoài kia.

( Người)

Giảng sư Giảng pháp Dạy lớp Phật tử

Tăng 95 310 68

Ni 70 297 54

Tổng số 165 607 122

Bảng2. 5 : thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp, dạy lớp Phật tử của Ban trị sự Huế từ năm 2007-2017*

Theo bảng 5, thành phần giảng sư tăng nhiều so với các năm trước, chính vì thế các buổi thuyết pháp cũng tăng lên. Nếu như mười năm trước, đời sống xã hội chú trọng hơn về kinh tế, nhu cầu tâm linh chưa được quan tâm, thì mười năm trở lại đây khi đời sống kinh tế đã ổn định, đời sống xã hội có những diễn biến phức tạp, thôi thúc con người muốn tìm cho mình một điểm tựa tinh thần, lấy lại niềm tin cân bằng cuộc sống, Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu phù hợp với truyền thống, nên dân chúng, đặc biệt là các gia đình có truyền thống Phật giáo như ở Huế bắt đầu quan tâm, giành thời gian tìm hiểu về giáo Pháp. Ban đầu họ đến chùa để lễ Phật, cầu cúng, vì truyền

* Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.

thống gia đình, về sau họ muốn hiểu hơn vì sao cần lễ Phật, rồi cầu nguyện ra sao, có hiệu lực hay không...? dần dần dẫn họ đến với đạo Phật qua sự tìm tòi và học hỏi giáo lý. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Giáo hội, đòi hỏi vị giảng sư hội đủ “thân giáo và khẩu giáo”, tuy giảng về giáo lý đạo Phật nhưng không được xa rời thực tế, phản khoa học, lúc này chư Ni với trình độ Phật học và thế học, họ đủ năng lực để đảm nhiệm vai trò đó.

b, Các chương trình thiện nguyện :

Đây được xem là thế mạnh của Ni giới, nếu như trong các ban ngành chư Tăng luôn chiếm ưu thế về nhân sự, thì về công tác từ thiện, Ni luôn đóng vai trò chủ đạo. Thứ nhất là do chư Tăng đảm nhiệm những công việc hành chính và các Phật sự mang tính đối nội đối ngoại nhiều hơn chư Ni; thứ hai, với bản tánh dễ thấu cảm khổ đau của người khác, mạnh dạn hơn trong việc kêu gọi các mạnh thường quân, nên Giáo hội Huế qua các nhiệm kỳ, đều đề cử 95% nhân sự trực thuộc Ban từ thiện xã hội là Ni giới. Trước đó các chương trình thiện nguyện chỉ với mục đích vì cứu đói, xoa dịu vết thương chiến tranh trong phạm vi nhỏ hẹp thì những năm về sau đa dạng hơn về các chương trình thiện nguyện như cứu tế an sinh các gia đình, vùng khó khăn, thăm và phát quà cho các bệnh nhân ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Nam, Quy Nhơn, xây nhà tình thương, học bổng học sinh nghèo vượt khó, phát cơm chay miễn phí bệnh viện Trung ương Huế.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, trong các phân Ban của giáo hội, Ni giới đã được tiến cử hoặc chỉ định làm các Phật sự phù hợp với khả năng của mình. Vào các dịp đại lễ của Giáo hội như Lễ Cầu an đầu năm, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, “ Tăng sai” trong việc tụng kinh cùng với chư Tăng tại trụ sở của Giáo hội. Ni bộ có nhiệm vụ cắt cử các chùa Ni đi “thị giả”* , trang hoàng tại các lễ đài và chuyên về ẩm thực khi Tăng Ni tập trung tại các dịp lễ đó, hay các Phật sự

*

của Giáo hội mang tính ngoại giao như giao lưu với Phật giáo các tỉnh khác, Tôn giáo khác, luôn có đầy đủ hai bộ đại Tăng đại diện tham gia.

Hằng năm, Giáo hội mở khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trú trì cho Tăng Ni trẻ với điều kiện đủ để tham gia là Đại giới đã lãnh thọ, bắt buộc phải tham gia để có đủ kỷ năng của một vị trú trì nếu sau này thuận duyên rời chúng đi hoá độ, cũng như nắm bắt được các quyết định, nghị quyết của Giáo hội Trung ương.

Ni bộ Phật giáo Huế là một tổ chức khá kiện toàn đã lãnh đạo Ni giới phát triển về mọi mặt, ngoài việc xây dựng đời sống tu tập tại các chùa Ni, giáo dục đào tạo nhân sự đáp ứng cho sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, luôn trong tinh thần thanh lọc Ni bộ, chặc chẽ trong việc khen thưởng cũng như trách phạt những trường hợp sai phạm, đi quá nội quy của Ni bộ nói riêng, luôn có những thông tư kịp thời đến các chùa Ni, cùng nhau phát triển vũng mạnh Ni giới Huế để xứng danh là cánh tay từ ái của Giáo hội qua các hoạt động an sinh xã hội, công tác từ thiện, điều hành các cô nhi viện, nhà mẫu giáo, viện dưỡng lão.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 40 - 46)