Vai trò về mặt tinh thần

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 78 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.5 Vai trò về mặt tinh thần

Chư Ni không chỉ đóng góp về mặt giáo dục, y tế, kinh tế...tuy những vai trò đó hướng đến xã hội nhưng đều mang đến một mục đích chung là phương tiện để giúp người giúp đời, tạo công ăn việc làm tốt, tạo môi trường sống hướng đến chuẩn đạo đức, tất cả đều vì “ đều trọn thành Phật đạo”, chỉ mong qua các phương tiện không những tạo ra đời sống ổn định, mà qua đó giúp mọi người tiếp xúc được với giáo lý Phật, với hạnh của Phật để tập sống một cuộc đời tỉnh lặng và an nhiên. Cho nên, các việc làm về mặt đóng góp tinh thần cũng quan trọng không kém.

Phát triển, xây dựng nên các tự viện, phục vụ nhu cầu tâm linh quần chúng, tính từ năm 1987 đến nay, không có xây thêm chùa mới, nhưng có đến 15 niệm Phật đường trên toàn tỉnh mời chư Ni về trụ trì, 7 ngôi tịnh thất được thành lập. Đó cũng là một sự tiến bộ đối với chư Ni ở Huế, nếu như trước kia, tư tưởng chư Ni chỉ muốn nương tựa chúng để tu học, thì bây giờ do nhu cầu của quần chúng Phật tử, sự khuyến khích của Giáo hội và Ni bộ, chư Ni trẻ bắt đầu dấn thân và công tác Phật sự, mà trước hết là đại lao về ở những nơi chưa có hình bóng chư Tăng Ni. Toàn tỉnh có 243 Niệm Phật đường trên 9 huyện xã, tuy vậy số lượng Tăng Ni lần lượt về ở chỉ chiếm 40%, trong đó chư Ni chỉ gần 15 %. Vậy còn 60% niệm Phật đường vẫn chưa có người về ở để hướng dẫn.

Như Niệm Phật đường Tô Đà, cách thành phố khoảng 20 km, vậy mà từ khi thành lập (1979) đến năm 2014 vẫn không có Tăng Ni về ở, dù các Phật tử đã cầu thỉnh Giáo hội, chư Phật tử đã luôn thiết tha có một vị Sư về ở và hướng dẫn quần chúng tu tập. Đến năm 2014, thì Ni sư Thoại Mẫn đã về ở tại bổn tự, sau khi về ở chư Phật tử đến chùa đều đặn và người dân quanh vùng hoan hỷ, năng động hơn trong các dịp lễ, trẻ con lại siêng đến chùa hơn. Chùa là trái tim của một ngôi làng, mà vị sư chính là trái tim của ngôi chùa

đó. Việc thành lập các tự viện, giúp tín đồ Phật tử có nơi sinh hoặc tâm linh cần thiết. Với những niệm Phật đường chưa có người về ở, chư Ni cần dấn thân về đó để phụng sự.

* Tham gia các buổi thuyết giảng, nghi lễ của Phật tử tại gia

Nghi lễ Hằng thuận* trong đám cưới ngày càng phổ biến đối với các Phật tử, nếu không tổ chức ở chùa, các Phật tử thường mời quý Sư cô về thiết trí ban thờ tại gia. Ở Huế dù là phật tử chính thức hay phật tử theo truyền thống, đều có ban thờ Phật tại nhà, vì thế vào các dịp quan trọng họ luôn mời quý Tăng Ni, đa số là quý Ni về trang hoàng thiết trí giúp gia chủ. Ngoài việc thẩm mỹ, họ còn có niềm tin nhờ năng lượng của quý Tăng Ni khi quang lâm nhà mình sẽ được phúc báo hơn, an lành hơn trong sự kiện trọng đại này. Hay tang ma ở Huế thường để từ 3-5 ngày, trong khoảng thời gian đó có các lễ nghi tương ứng với mỗi địa phương, một trong những nghi thức là mời chư Tăng chiếu liệu cho việc hậu sự và quý Sư cô tụng kinh, thường thỉnh từ 10-15-21 vị, tuỳ theo nguyện vọng của gia chủ hoặc mời một chùa hay nhiều chùa. Trước khi tụng kinh và sau khi tụng kinh, vị chủ sám thường có đôi lời nhắn nhủ hoặc giảng pháp, nhằm xoa dịu nổi đau mất mát cũng như nhắc nhở quý Phật tử thực tập pháp trong hoàn cảnh cụ thể.

Hình ảnh người nữ tu trẻ đã tác động rất lớn đến suy nghĩ tích cực của những người phụ nữ cùng trang lứa. khi mà xã hội ngoài kia giới trẻ dễ bị cám dỗ bởi những tiện nghi của thời đại công nghệ vật chất, thì có một hình ảnh khác đánh động đến tâm thức của họ, cũng là lứa tuổi như mình nhưng lại chọn đời sống giản đơn, đời sống của phụng sự mang lợi ích cho số đông. Chính việc thấy hình ảnh của quý Sư cô hiền hoà, từ ái và nhẹ nhàng so với những sô bồ biến động của xã hội, khiến người trẻ khởi lên ý niệm muốn được như thế, hoặc ít nhất nên thay đổi chính mình

*

Tiểu kết

Khi chủ trương của nhà nước phát triển toàn dân toàn diện trên mọi lĩnh vực sau kỳ đại hội năm 1986, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc từ bao đời nay, thì sự dấn thân không còn e dè, luôn được Giáo hội khuyết khích. Nếu như Mầm non Phật giáo vẫn còn hạn chế so với Công giáo về cơ sở hạ tầng, cũng như áp dụng khoa học công nghệ trong công tác giáo dục, số con em theo học ít hơn do phụ huynh không chỉ chú trọng về chất lượng giáo dục mà còn chú trọng về chất lượng cuộc sống cho con em, thì công tác an sinh xã hội chư Ni đã phát huy hết tiềm lực và khả năng của mình, đó là thế mạnh mà chư Tăng khó tựu thành nếu không có Ni giới. Các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và viện dưỡng lão, đã một phần nào giảm thiểu các tệ nạn xã hội cho giới trẻ, mang đến niềm bình an cho người già neo đơn; tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn thông qua các lớp dạy nghề miễn phí, làm nhẹ tư tưởng mình là gánh nặng của xã hội. Đối với lĩnh vực từ thiện xã hội, Phật giáo Huế đã chú trọng chăm lo xây dựng các cơ sở như hệ thống các Tuệ tĩnh đường, cô nhi viện, nhà dưỡng lão, cơ sở dạy nghề, lớp mẫu giáo tình thương.

Tuy vậy vẫn còn nhiều khó khăn, như chư Ni chưa thể đứng lớp mầm non hay chuyên về sư phạm mầm non, chỉ mới ở vai trò quản lý, vì khoản thu chỉ vùa đủ để duy trì trường lớp nên mãi chưa phát triển về cơ sở hạ tầng. Chưa đủ tài lực và nhân lực để mở rộng phạm vi các nhà dưỡng lão. Chư Ni vẫn cần kết hợp chặc chẽ với hội phụ nữ tại địa phương để có những thông tin cần thiết trong việc giúp đỡ người đồng giới.

KẾT LUẬN

Ngày nay, Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng đã và đang hoà mình vào nhịp đập chung của xã hội, nếu trước kia nhấn mạnh “tu nhà” thì giờ Ni giới Huế đã hướng đến “ tu chợ”, tức là tu trong mọi hoàn cảnh, phụng sự chính là pháp tu cần thiết. Có thể nói trong nhiều nhiệm kỳ qua, từ khi GHPGVN thống nhất cả nước năm 1981, dù các hoạt động của chư Ni Việt Nam luôn có mặt trong cộng đồng Tăng già nhưng chưa thể hiện được vai trò chủ động trong lòng Giáo hội. Ngày nay GHPGVN đang đòi hỏi người nữ xuất gia phải thực hiện chí nguyện và phát huy vai trò và nhiệm vụ trong các lãnh vực mà xã hội phát triển mong muốn người nữ phải đóng góp, xóa tan ý nghĩ tự ty, mặc cảm mà chư Ni nhiều đời đều ước nguyện “ chuyển nữ vi nam”.

Với chí nguyện được gia nhập Tăng đoàn Phật giáo, sự chấp thuận của Đức Phật đã mở ra cánh cửa cho phụ nữ vào ngôi nhà của các Tôn giáo nói chung, một cuộc cải cách lớn về giới. Thời Đức Phật, Ni đoàn chỉ nhấn mạnh sự tu tập tự thân, mang tính quản lý nội bộ, phải nương vào hội chúng Tỳ- kheo để tu tập cũng như hành đạo. Phật giáo khi lan toả ra khắp thế giới, nhất là hệ thống Phật giáo Phát triển ( Phật giáo đại thừa) Ni giới mới thực sự có chỗ đứng của mình, thậm chí như Ni giới Đài Loan, hoạt động và có thế mạnh hơn cả chư Tăng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng lớn mạnh từ hội Phụ nữ Phật giáo quốc tế Sakyadhita, Ni giới trên toàn cầu đã cùng bắt tay phát triển lớn mạnh xứ mệnh của người con Phật, phát triển tiềm lực nội của nữ giới với những mục đích và đường hướng được vạch ra cụ thể.

Ni giới Huế được xem nơi khai sinh ra nhiều bậc danh Ni lỗi lạc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam như Diên Trường, Diệu Hương, Diệu Không, Trí Hải…Giai đoạn chứng hưng Phật giáo những năm 30-40 của thế kỷ XX, họ đã khẳng định đóng góp của mình đối với Giáo hội như việc thành lập

trường Phật học Ni, thành lập cô nhi viện, xây dựng hệ thống chùa từ Trung vào Nam, thực hiện và góp phần làm phát triển đường lối của hội An Nam Phật học. Tuy vậy, văn hoá vùng miền đã hình thành nên phong thái Ni giới Huế khác với nơi khác về sinh hoạt cũng như cách thức hành đạo.

Phật giáo Huế có sức ảnh hưởng rất lớn đối với văn hoá đời sống người dân nơi đây, hình ảnh Tăng Ni như hơi thở của người dân xứ Huế, Ni giới là một trong những thành phần trọng yếu của Giáo hội, phải góp sức trong việc làm cho hơi thở đó luôn được đúng nhịp, nên Ni giới cần hoan hỷ với các Phật sự được đề cử hoặc chỉ định từ Ban trì sự, chính là góp phần xây dựng một Giáo hội vững mạnh. Họ đã làm được điều đó, bằng chứng qua các nhiệm kỳ, Ni giới nhất là Ni trẻ tham gia vào các phân ban của Giáo hội ngày càng tăng. Tuy nhiên vì những lý do nội bộ, Ni Huế vẫn chưa thực sự phát huy tiềm lực nội tại của mình của mình, trong khi số lượng Ni du học từ các nước, các nơi trở về nhưng không có cơ hội để phụng sự, vì vậy, không ít người đã chọn cơn đường vào Nam hay ra Bắc để hành đạo và làm việc.

Sự kiện thành lập phân ban Đặc trách Ni Giới Huế thuộc Ban Tăng sự có thể xem là sự quan tâm đặc biệt của Giáo hội đối với Ni giới, khẳng định Ni giới là một bộ phận không thể tách rời trong đại gia đình GHPGVN, đồng thời sự hình thành Phân ban đã mở ra nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ như cơ hội làm việc trong cơ quan của Giáo hội, tham gia giảng dạy tại trường Phật học và lớp cư sĩ. Là một cơ quan hoạt động độc lập, bắt buộc chư Ni phải có những hành động tương xứng để khẳng định vị thế của mình bằng cách tạo điều cho chư Ni trẻ bồi dưỡng kiến thức ngoại điển, theo học các chương trình đại học, sau đại học lớp sư phạm mầm non… có như vậy Ni giới mới phát triển và tiếp tục cống hiến nhiều hơn trong sự nghiệp trang nghiêm Giáo hội, trang nghiêm tự thân, góp phần công đức làm cho Đạo pháp xương minh. Với số lượng Ni chúng ngày càng phát triển, là dấu hiệu đáng mừng

nhưng cũng đáng lo khi Ni trẻ tiếp xúc nhiều với khoa học hiện đại, nếu không khéo léo thì lợi bất cập hại, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tự viện cùng với chư Tôn đức đại diện bên Ni để dễ dàng quản lý, nên Ni bộ Huế luôn có kỳ họp mỗi tháng với mục đích nhắc nhở cũng như thúc liễm chư Ni dấn thân vào các hoạt động mà phân ban hướng đến, ngoài ra tạo sự truyền thông qua các thế hệ. Đây là điều được duy trì từ khi Ni bộ Huế được thành lập cho đến ngày nay mà không nơi nào có được.

Thế mạnh của phái nữ nói chung là khả năng lắng nghe và sự thấu hiểu, 30 năm qua Ni giới Huế luôn có những hoạt động dấn thân thiết thực, mang đạo vào đời bằng những việc làm cụ thể như mở trung nuôi dạy trẻ mồ côi (Đức Sơn và Ưu Đàm), thành lập viện dưỡng lão (Tịnh Đức và Diệu Viên), từ thiện an sinh xã hội (dạy nghề cho người khuyết tật, khó khăn, cứu trợ thiên tai...) , giáo dục mầm non Phật giáo ( Quảng Tế, Diệu Nghiêm, Hồng Ân...) , tham gia khám chữa bệnh ở các Tuệ Tĩnh đường ( Hải Đức, Liên Hoa) , phòng khám tư nhân...Tuy các trung tâm này trực thuộc nhưng không chịu sự quản lý của Giáo hội, nên mỗi trung tâm đều phải tự thân vận động để duy trì và phát triển, đang khi đó là cách hành đạo hiệu quả nhất, nên cần sự quan tâm của Giáo hội hơn nữa.

Giáo dục mầm non Phật giáo và công tác an sinh xã hội được xem là thế mạnh của Ni giới Huế. Mầm non Phật giáo là mô hình hành đạo hiệu quả mà Ni giới đã thực hiện khá thành công, góp phần giáo dục thế hệ măng non có nền tảng đạo đức thông qua giáo lý phi bạo lực của Phật giáo, điểm yếu ở đây là Ni chưa thể đứng lớp, chưa có người đứng lớp vì nhiều lý do khác nhau mà chỉ ở vai trò quản lý. An sinh xã hội luôn được Giáo hội ưu tiên hàng đầu, nó thể hiện được tinh thần từ bi của người con Phật, chư Ni đã đảm trách phận sự này khá kiện toàn, chính vì thế qua các nhiệm kỳ Giáo hội luôn phó chúc cho Ni Huế vai trò chủ đạo trong ban Từ thiện xã hội.

Với phương châm “ Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, thời buổi kinh tế lại khó khăn, Ni Huế đã làm kinh tế bằng việc tang gia sản xuất như bánh, tương, hương, ẩm thực…để có sinh hoạt phí, không bị phụ thuộc vào những yếu tố khách quan, dần dần tạo thành truyền thống từ đời này sang đời khác tuy vậy vẫn luôn đặt sự tu tập, sự hành trì, thanh tịnh hoá thân tâm lên hàng đầu. Các chùa Ni cũng đã tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp như làm hương, bánh ; hay việc làm cho người khuyết tật thông qua các lớp dạy nghề miễn phí…giảm được áp lực kinh tế cho gia đình và xã hội, là sự an ủi lớn cho những người luôn tự ti với sự khiếm khuyết của bản thân. Những việc làm của Ni giới nhằm mục đích hướng người dân đến đời sống tinh thần cao, nhìn chung Ni giới Huế có đủ điều kiện và môi trường thuận lợi để phụng sự nhân sinh, nếu như được sự giáo dục tốt từ nơi xuât gia tu học, học hỏi và vận dụng kiến thức từ trường lớp, được Ni bộ và Giáo hội khuyến khích và ưu tiên, họ sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến trong việc phụng sự Giáo hội và phụng sự nhân sinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1.Minh Đức Triều Tâm Ảnh, 2014, Con gái Đức Phật, NXB Văn học

2.Thích Hải Ấn & Hà Xuân Liêm, 2006, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, NXB Văn hóa Sài Gòn.

3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, 2009, NXB thống kê Hà Nội

4. Ni bộ ấn hành , Diễn văn khai mạc Phân ban đặc trách Ni giới Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2012-2017.

5. Tài liệu Thống kê danh bộ Ni giới Huế từ năm 1987 đến đầu 2017

6.Hoà Thượng Minh Châu Việt dịch, 2005, Kinh Tăng Chi bộ III, NXB Tôn giáo

7. Hoà Thượng Minh Châu dịch,2005, Kinh Tiểu Bộ III, NXB Tôn Giáo 8. Đoàn Trung Còn, 2015, Từ điển Phật học, NXB Tổng hợp, TpHCM

9.Đoàn Trung Còn và Phạm Minh Tiến dich & chú giải, 2009, Kinh Di Giáo, NXB Tôn giáo

10.Nguyễn Đại Đồng, 2008, Phong trào chứng hưng Phật giáo, NXB Tôn Giáo

11. Nguyễn Lang,2014, Việt Nam Phật giáo sử luận, Công ty sách Thời Đại & Nxb Văn Học

12.Như Đức, 2009, Lược sử Ni giới Băc Tông Việt Nam, NXB Tôn giáo 13.Nhiều tác giả, 2001, Những gương sống tốt đời đẹp đạo, NXB Tôn giáo 14. Nhiều tác giả, 2005, Phật giáo trong thời đại chúng ta, NXB Tôn giáo 15.Nhiều tác giả, 2016, Nữ giới Phật giáo Việt Nam : truyền thống và hiện đại, NXB ĐHQG

1992 đến 2017

17.Tỳ-kheo Giác Giới,2005, Cư sĩ giới pháp, NXB Tôn Giáo

18. Thích Trung Hậu-Thích Hải Ấn, 2011, Chư Tôn Thiền đức và cư sĩ hữu công tập 2, NXB Tổng hợp TP HCM.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 78 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)