Mở các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1 Mở các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi

Trước năm 1987, cô nhi viện đầu tiên có thể kể đến là Cô nhi viện Tịnh Lạc (1932) tại chùa Diệu Viên. Từ năm 1964 trở đi, Ni sư Diệu Không đã góp công đắc lực khai mở Cô nhi viện Tây Lộc và các cơ sở cô nhi viện, ký nhi viện ( mầm non) trên khắp miền Trung. Sau năm 1975, đa số điều ngưng hoạt động, do kinh tế đât nước đi vào giai đoạn khó khăn, vì muốn xoá đói các gia đình đã tham gia vào chương trình kinh tế mới, Giáo hội cũng cố lại thành phần nhân sự, thanh lọc lại giới tu sĩ, nhân lực thiếu hụt, tài chính không đủ… Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 14 trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó Phật giáo có hai trung tâm là cô nhi viện Đức Sơn và ký nhi viện Ưu Đàm

(số trẻ em) Năm Số trẻ 1987- 1992 1992- 1997 1997- 2002 2002- 2007 2007- 2012 2012- 2017 Đức Sơn 10 45 87 130 178 164 Ưu Đàm 5 17 27 32 41 47

Bảng 3.1 : Thống kê số lượng bình quân các trẻ tại cô nhi viện Đức Sơn và Ưu Đàm từ 1987 đến 2017*

Nếu như trước kia, do tình hình chiến tranh, tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia đình khó khăn… người ta mới bỏ rơi hoặc mang trẻ gửi đến các trung

* Tài liệu tổng kết công tác Phật sự và chương trình hoạt động của Giáo hội qua các năm từ 1897 đến 2017, lưu hành nội bộ, GHPG Tỉnh TT Huế ấn hành.

tâm bảo trợ trẻ em. Đất nước đi vào giai đoạn đổi mới, văn hoá bản địa dần bị đồng hoá bởi những luồng văn hoá mới, tạo nên làn sóng gọi là “ văn hoá ngoại lai”, đạo đức giới trẻ bị ảnh hưởng có phần tiêu cực, tình trạng sống thử ngày càng gia tăng, dễ dàng cho phép mình mở lòng với các mối quan hệ mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, và các đứa trẻ ra đời trong hoàn cảnh không mong muốn. Với lứa tuổi chưa đủ nhận thức, kinh tế chưa có, không đủ dũng cảm để đối diện với gia đình và xã hội, hoặc đứa trẻ sinh ra có những khiếm khuyết, nên bắt buộc bố mẹ phải bỏ rơi đứa trẻ đó.

Tính trên toàn tỉnh, cô nhi viện Đức Sơn được xem là nơi có số lượng trẻ cao nhất và cũng là nơi duy nhất nuôi dạy trẻ mồ côi; các trung tâm khác đa số thuộc trường hợp hoàn cảnh khó khăn, gia đình không đủ điều kiện để nuôi dạy nên nhờ vào các trung tâm bảo trợ.

Đức Sơn và Ưu Đàm là hai trung tâm tư nhân thuộc tổ chức Phật giáo, tuy vậy, cũng phải tự thân vận động về mặt kinh tế, nguồn hỗ trợ đến từ các mạnh thường quân và các tổ chức phi chính phủ, Giáo hội chỉ trích ra một phần tài chính cho những hoạt động liên quan. Ở hai trung tâm này không cho nhận làm con nuôi, sẽ nuôi dạy các em đến năm 18 tuổi chùa vẫn tiếp tục bảo trợ cho đến khi có việc làm. Đa số các em khi trưởng thành, có công việc ổn định thường quay lại giúp đở chùa về mặt nuôi dạy hoặc góp một phần kinh tế của mình cho những thế hệ sau.

Cô nhi viện Đức Sơn được thành lập từ năm 1986 với cơ duyên khi Ni sư vừa hoàn tất khoá lễ thì có tiếng trẻ con khóc ở ngoài cổng chùa, từ đó Ni sư thấy cần có nơi cho các trẻ có hoàn cảnh như vậy để nương náu, và đó cũng là cách giảm tệ nạn nạo phá thai ở giới trẻ hay gia đình có hoàn cảnh. Những năm về sau, vì những lý do khác nhau, trung tâm phải thuê thêm bảo mẫu để hỗ trợ trong việc chăm sóc các em, đặc biệt là các em khuyết tật.

hoàn cảnh khó khăn không có tuổi thơ, không được đi học, Sư cô đã khởi lên ý niệm xây dựng một cơ sở để hổ trợ cho các em, tạo mọi điều kiện để các em như bạn đồng trang lứa.

Nếu như không có chỗ cho các em nương tựa, các bà mẹ lầm lỡ có lẽ đời sống trong tâm lý bất an, dù sao cũng là một sinh mạng, chùa là nơi đủ để tin tưởng khi gửi gắm con mình ó, có thể so với các trung tâm khác thì điều kiện không bằng, nhưng ở đó không thiếu tình thương. Cũng sẽ một số trường hợp các em kém ngoan khi ra ngoài xã hội, nhưng không thể phủ nhận các em xuất thân từ môi trường chùa đã chọn đời sống thiện lành cho mình và hướng đến mục đích xây dựng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)