Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội

Khi số lượng tín đồ gia tăng thì một cấu trúc hạ tầng mang tính thể chế đã hình thành dưới dạng Tăng đoàn với những quy tắc và luật lệ được đặt ra để điều hành Tăng đoàn đó. Ni giới ngay từ thuở sơ khai, Đức Phật đã công nhận bản tính giác ngộ với Nam giới là đồng thể, không hơn không kém, con người hơn nhau không phải ở hình dạng người nữ hay người nam mà đã chọn đời sống như thế nào. Với cuộc cách mạng về giới của Đức Phật, Ni giới lúc bấy giờ cũng đã cùng chư Tăng chung tay trong công cuộc xây dựng ngôi nhà Phật giáo và “hoằng dương chánh pháp” nghĩa là “: “làm cho chân tinh thần được phát huy, thâm nhập vào tư tưởng và sinh hoạt của quần chúng bằng hai phương diện chánh yếu : phần tự giác thì nghiên cứu và áp dụng chánh pháp, phần giác tha thì tận lực truyền bá chánh pháp đó bằng những phương tiện cần thiết.” [17;tr140]

Chúng đệ tử nói chung và Ni giới nói riêng là những người thay Phật đi thuyết pháp, tiếp quản Ni chúng và thân cận những người phụ nữ đang đau khổ thuận lợi hơn chư Tăng. Tăng và Ni đều cùng thực hành pháp và có khả năng chứng ngộ tuỳ theo sự thực hành pháp của mình, tuy giới luật có hơn có kém giữa hai giới nhưng vì “tuỳ phạm tuỳ chế” chứ không phải phát xuất từ sự phân biệt hay kỳ thị. Từ khi thành lập Giáo hội Phật giáo, Ni giới cũng đã tham gia vào các chức sắc tương đương cũng như những phật sự trong khả năng để xây dựng nên ngôi nhà Phật giáo, mang chánh pháp đến muôn nơi bằng các phương tiện thiện xảo để đem lại lợi lạc cho số đông.

Sau khi Hiệp hội Nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita (Sakyadhita : International Assocciation of Buddhist Women) được thành lập thì Ni giới Phật giáo mạnh dạn hơn trong việc dấn thân phụng sự đạo pháp và dân tộc, sự

đổi mới đất nước trên toàn bộ lãnh vực, đòi hỏi người nữ nói chung và Ni giới nói riêng phải mạnh dạn đứng lên chia sớt những gánh nặng với một nữa thế giới còn lại. Ni giới Huế đã nhận thức được đều đó, đã mạnh dạn dấn thân vào các hoạt động được bổ nhiệm hoặc chỉ định của Giáo hội, cúng hiến sức trẻ của mình hầu mong đạo pháp được trường tồn, chúng sanh được an lạc.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)