7. Cấu trúc luận văn
3.2.2 Mở các lớp dạy nghề cho người khuyết tật và khó khăn
Với hai cơ sở do chư Ni quản lý là trung tâm dạy nghề cho người Khuyết tật chùa Long Thọ và cơ sở dạy nghề chùa Tây Linh, đã mở ra các lớp dạy nghề miễn phí cho hàng trăm trẻ em mồ côi, khuyết tật, gia đình khó khăn, gồm các nghề như may mặc, thêu, đan len, sửa chửa điện gia dụng, vi tính văn phòng, mộc mỹ nghệ...bảo đảm việc làm cho người khuyết tật là cách tốt nhất giúp họ nhận ra năng lực thực sự của bản thân, hòa nhập với cộng đồng, có thu nhập ổn định để họ vươn lên trong cuộc sống cũng như giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Trung tâm Bảo trợ trẻ em khuyết tật chùa Long Thọ được thành lập năm 1991, đang chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trên 80 cháu là trẻ em khuyết tật trí tuệ, nghe – nói và các vận động khác. Các sư cô trực tiếp chăm sóc và hướng dẫn các em trong sinh hoạt cũng như các hoạt động vui chơi. Hằng năm cũng đón nhận các thực tập sinh và tình nguyện viên đến đây để chăm sóc và dạy dỗ miễn phí cho các cháu tại trung tâm, ngoài nguồn vốn hỗ trợ định kỳ từ Giáo hội, Trung tâm chủ yếu tự thân vận động từ các nguồn hỗ trợ khác.
Ni trưởng Như Minh quyết định thành lập cơ sở dạy nghề cho trẻ em nghèo, khuyết tật. Tháng 6/2001, lớp dạy nghề thêu, may và đan len với hơn
150 học viên được khai giảng trong niềm hạnh phúc vỡ òa của tất cả phật tử chùa Tây Linh (hay chùa Pháp Hỷ). Tính đến nay, chùa đã đào tạo cho hơn 2.000 em ra các nghề may, đan len, thêu và tin học. Có nhiều người học nghề rồi xin ở lại chùa, được Ni trưởng Như Minh tạo việc làm, thu nhập bình quân hơn 2 triệu đồng/tháng (tùy năng suất của mỗi người)... Các cơ sở dạy nghề tại chùa Tây Linh, Long Thọ đã dạy nghề miễn phí cho các em mồ côi, khuyết tật, gia đình nghèo. Từ ngày thành lập đến nay, hai cơ sở này đã có gần 1.000 em theo học với các nghề thêu, đan, may, vi tính văn phòng.