Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 67 - 76)

2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng giá trị SXKD

3.2.1.Các giải pháp vĩ mô

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô:

Hệ thống pháp luật và môi trƣờng pháp lý về kinh tế- thƣơng mại của Việt Nam chƣa hoàn chỉnh, chƣa hệ thống, chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp thực tiễn hoạt động của nền kinh tế. Nhiều chính sách cơ bản chƣa đƣợc thể chế hoá trong luật hoặc chƣa đƣợc cụ thể hoá trong các văn bản dƣới luật để hƣớng dẫn thi hành nhƣ luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh...

Một điểm yếu nữa là tình trạng “thừa mà thiếu” trong hệ thống pháp luật kinh tế- thƣơng mại của Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua, để khắc phục tình trạng thiếu văn bản pháp luật điều chỉnh đời sống kinh tế- xã hội đất nƣớc nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng, cơ quan lập pháp Việt Nam đã tích cực ban hành, bổ sung nhiều bộ luật, luật và pháp lệnh quan trọng. Trong tình hình đó, cơ quan hành pháp cũng có nhiều cố gắng ban hành các văn bản pháp quy, một mặt hƣớng dẫn thi hành các văn bản luật, mặt khác

góp phần bổ sung và chi tiết hoá các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, tính khả thi của những quy định trong các văn bản luật đƣợc ban hành nhiều khi chƣa cao, thậm chí còn không thực hiện đƣợc bởi chúng chƣa hợp lý và thiếu tính thực tiễn.

Thực tế còn có những điểm không đồng bộ so với nội dung của văn bản gốc khi các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đƣợc soạn thảo. Thêm vào đó, số lƣợng và tần số ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều đến chóng mặt, làm văn bản mang tính đối phó tình huống không mang tính ổn định. Ngoài ra, chênh lệch thời gian từ lúc ra quyết định điều chỉnh hệ thống chính sách pháp luật tới khi thực thi, hay ban hành văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành luật,… cũng là những thiếu sót làm cản trở không nhỏ hoạt động của cả nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

Từ những bất cập trong hệ thống pháp luật đã nêu ở trên, ta thấy Việt Nam cần phải xây dựng, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp luật và các chính sách kinh tế của mình cho phù hợp hơn nữa với những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế, với thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp luật cần đƣợc hoàn thiện theo hƣớng phát huy tối đa nội lực và tiềm năng của đất nƣớc, của tất cả các thành phần kinh tế; tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích tụ, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh; thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài; khuyến khích môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế; đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc.

Các chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức, quản lý, khả năng phát triển, cũng nhƣ hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có hệ thống doanh nghiệp Nhà nƣớc hiện nay đang là bộ phận lớn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong cơ cấu kinh tế nƣớc ta hiện nay. Những chính sách chủ yếu cần hoàn thiện nhƣ

chính sách thuế, chính sách phát triển thị trƣờng tài chính, chính sách khuyến khích cạnh tranh, cải cách hành chính...

 Chính sách thuế:

Các doanh nghiệp đang chờ đợi sự tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế, khắc phục tình trạng đã không khuyến khích mà còn cản trở cho việc hình thành, tích tụ và tích luỹ của các doanh nghiệp bằng chính lợi nhuận sau thuế của họ. Chính sách thuế

 Chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng:

Hệ thống ngân hàng là một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia, đóng vai trò “bà đỡ” cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá, vai trò của ngành ngân hàng lại càng trở nên quan trọng. Việc chấn chỉnh và củng cố hệ thống ngân hàng là một việc hết sức cần thiết. Chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng của các ngân hàng ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bởi vì hiện nay không một doanh nghiệp nào có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh mà vốn đầu tƣ là hoàn toàn bằng vốn tự có. Bƣớc qua giai đoạn mới trong cuộc cải cách ngân hàng ở nƣớc ta, trọng tâm trong quan hệ ngân hàng- doanh nghiệp là các định chế thực hiện luật mới về ngân hàng nhằm thúc đẩy cả doanh nghiệp và ngân hàng chuyển qua cơ chế thị trƣờng ở giai đoạn cao hơn, khắc phục những tồn tại yếu kém về cơ chế tổ chức và hoạt động của hai loại doanh nghiệp.

Do vậy, chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng cần phải đƣợc điều chỉnh để thực sự hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

 Chính sách phát triển thị trƣờng vốn trung và dài hạn:

Cần phải tạo hành lang pháp lý về thế chấp, bảo lãnh, thị trƣờng mua bán nợ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Phải có quy chế khuyến khích các

doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng chứng khoán để thức đẩy nhanh chóng thị trƣờng vốn trung và dài hạn ở nƣớc ta.

 Chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh

Cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc ở nƣớc ta đã khuyến khích đƣợc các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật. Nhƣng một đòi hỏi chính đáng và hết sức cấp bách của các doanh nghiệp là Nhà nƣớc sớm ban hành luật hạn chế độc quyền, khuyến khích cạnh tranh.

 Kiên quyết thực hiện thành công cải cách hành chính

Các doanh nghiệp đang mong đợi chƣơng trình cải cách hành chính của Nhà nƣớc cần sớm có những bƣớc tiến mới trong thực tiễn để quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sẽ ngày càng thông thoáng, giảm mạnh các phiền hà về thủ tục hành chính, về hải quan, về đăng ký kinh doanh, về các loại giấy phép hoạt động, về thanh tra, kiểm tra.

Công cụ thực hiện quản lý Nhà nƣớc quan trọng nhất là hệ thống pháp luật. Cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải có luật chơi rõ ràng, đầy đủ, có hệ thống và cơ chế tài phán thích hợp. Hệ thống pháp luật của nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh trong các năm qua, đặc biệt là hệ thống pháp luật tạo dựng môi trƣờng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc và Luật doanh nghiệp đã bƣớc đầu tạo ra cở sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các công ty và Tổng công ty. Mô hình công ty cấu trúc mạng là mô hình bậc cao trong nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động liên kết mạng của nó gắn với những thiết chế và các mối quan hệ kinh tế phức tạp trong nền kinh tế thị trƣờng, việc điều tiết hoạt động kinh tế trong mô hình tập đoàn kinh tế nói chung và tổng công ty theo mô hình mạng nói riêng đòi hỏi phải giải quyết các mối quan hệ về sở hữu, tài chính, chứng khoán, cạnh tranh. Do vậy, hệ thống pháp luật cần phải đảm bảo kết hợp hài hoà giữa tính

ổn định lâu dài về nguyên tắc pháp luật với tính đổi mới càan thiết về chế định cụthể để tạo ra tƣ tƣởng yên tâm cho việc đầu tƣ lớn và dài hạn của các Tổng công ty, đồng thời thích ứng từng bƣớc với sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế.

Ngoài ra, các Tổng công ty do tính đặc thù của mình thƣờng có quy mô hoạt động rộng, có thể kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, cả trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, trong việc xây dựng và ban hành các đạo luật điều tiết hoạt động của các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế sau này, cần nghiên cứu thích ứng với các quy định pháp luật kinh tế của khu vực và quốc tế.

Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, là đầu tàu của nền kinh tế. Vai trò này đƣợc thể hiện trƣớc hết là thông qua các Tổng công ty mạnh của Nhà nƣớc. Vì vậy, Nhà nƣớc phải giữ vai trò định hƣớng cho sự phát triển của các tập đoàn này. Việc phát triển các Tổng công ty Nhà nƣớc theo cấu trúc mạng phải đảm bảo các công ty thành viên đƣợc tổ chức và liên kết tự nguyện, trong đó sở hữu Nhà nƣớc có thể giữ vai trò nòng cốt, song không phải bằng sự khống chế về mặt hành chính mà bằng kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của mình.

Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho các Tổng công ty có thể trực tiếp tham gia vào phân công và hợp tác quốc tế, vào thị trƣờng thế giới thông qua việc mở rộng quyền tự chủ về kinh tế, mậu dịch, đối ngoại cho các Tổng công ty.

Tuy nhiên, để củng cố hơn nữa các thể chế của kinh tế thị trƣờng tạo điều kiện cho công ty cấu trúc mạng vận hành hiệu quả đòi hỏi phải hoàn thiện:

+ Hệ thống thể chế pháp lý: các luật rõ ràng, hệ thống tổ chức thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của luật lệ phải cụ thể.

+ Hệ thống các tổ chức tài chính: cùng với chủ sở hữu các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các nhà quản trị doanh

nghiệp bằng cách áp đặt kỷ luật tài chính và giám sát hoạt động của ngƣời đi vay.

+ Hệ thống các cơ quan chính phủ: Chính phủ có vai trò quan trọng trong kinh tế thị trƣờng nhƣng trong các nền kinh tế chuyển đổi phải định hƣớng lại vai trò của mình theo hƣớng chỉ tập trung vào một số chức năng có lựa chọn để hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động của các doanh nghiệp

Từ kinh nghiệm của các nƣớc phát triển và đang phát triển cũng nhƣ trong nền kinh tế chuyển đổi, việc áp dụng mô hình tổ chức mới này cần có sự tạo điều kiện giúp đỡ mạnh mẽ của Nhà nƣớc; cụ thể Nhà nƣớc phải có định hƣớng và tập trung nỗ lực trên các mặt sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất: tìm ra và xác định các ngành có lợi thế nhất để ƣu tiên tập trung nguồn lực phát triển, áp dụng các phƣơng thức quản lý hợp lý và hệ thống tổ chức quản lý tiên tiến sau đó mở rộng dần sang các ngành khác. Các ngành năng lƣợng, dệt may thời trang, công nghiệp nƣớc giải khát có thể áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng.

Thứ hai, các doanh nghiệp có triển vọng phát triển theo hƣớng đổi mới hệ thống tổ chức quản lý mới cần đƣợc Nhà nƣớc tập trung hỗ trợ đầu tƣ và khuyến khích rõ ràng trong đó có Tổng công ty Sông Đà và các Tổng công ty khác.

Thứ ba, lợi dụng ƣu thế và khai thác các kinh nghiệm về mô hình quản lý theo cấu trúc mạng và các cấu trúc hiện đại khác của các công ty đa quốc gia thông qua các chi nhánh và các công ty con của chúng hoạt động tại Việt Nam để từng bƣớc hình thành và phát triển mô hình của riêng mình.

Thứ tƣ, khơi dậy các yếu tố truyền thống nhƣ tinh thần tự cƣờng, ý thức dân tộc cao, phong tục tập quán,... để phát huy sức mạng tổng hợp qua đó xây dựng văn hoá doanh nghiệp mang màu sắc riêng.

Cuối cùng luôn xác định sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc là nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia, từ đó có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển các mô hình áp dụng hệ thống tổ chức quản lý mới.

3.2.1.2. Xác định phương hướng phát triển khoa học công nghệ

Để tạo điều kiện cho việc áp dụng công ty cấu trúc mạng trong thời gian tới, Nhà nƣớc và các doanh nghiệp cần phải đề ra những phƣơng hƣớng cho sự phát triển khoa học công nghệ cùng với việc phát triển và ổn định kinh tế theo đó:

- Một là, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc hậu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gia tăng nhanh hàm lƣợng khoa học công nghệ trong các ngành kinh tế.

- Hai là, thông qua giải pháp chủ yếu là chú trọng phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, đƣa ngành này làm nền tảng trong việc hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.

3.2.1.3. Đổi mới về tổ chức và quản lý Nhà nước:

Tổng công ty là một đơn vị của nền kinh tế, hoạt động của nó không thể độc lập tách riêng với sự chỉ đạo chung của tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc, với các đơn vị khác trong nền kinh tế. Vì vậy, khi Tổng công ty Sông Đà thay đổi tổ chức theo cấu trúc mạng thì rất cần thiết sự hoạt động của tổ chức phải phù hợp với thực tiễn tổ chức chung của nền kinh tế. Xuất phát từ các phân tích về bản chất của công ty cấu trúc mạng đã trình bày ở các phần trên và thực tế tổ chức quản lý của Nhà nƣớc, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhƣ sau:

- Thứ nhất: Tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nƣớc (ban hành pháp luật chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn, kiểm tra, giám sát,...) với chức năng của chở sở hữu (quyền thành lập, giải thể, chuyển sở hữu, giám sát đầu tƣ và phân phối lợi nhuận, tổ chức cán bộ,...) đối với những doanh nghiệp do mình thành lập.

- Thứ hai: Xác định cơ chế đảm bảo quyền sở hữu tại các doanh nghiệp. Phân biệt quyền sở hữu vốn với quyền quản lý sử dụng vốn để phân cấp trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp Nhà nƣớc.

- Thứ ba: Có hệ thống chính sách quản lý xoay quanh trọng tâm tạo đƣợc động lực phát triển từ nội lực của doanh nghiệp Nhà nƣớc để tạo nguồn thu lâu dài.

- Thứ tƣ: Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp thay đổi hệ thống tổ chức quản lý tiên tiến theo hƣớng:

+ Quản lý nhằm tăng khả năng thích ứng với thông lệ quốc tế về kinh nghiệm giao dịch trong cạnh tranh quốc tế, tăng hiệu lực của các phƣơng tiện, tổ chức và nghiệp vụ quản lý, duy trì kỷ cƣơng và tác phong công nghiệp trong lao động và hoạt động quản lý.

+ Cung cấp các thông tin cần thiết và tạo điều kiện phát triển mạnh công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính phủ có lợi thế trong việc thu thập và phổ biết một số loại thông tin nhất định nhƣ những thông tin thống kê cơ bản, tình hình kinh tế, triển vọng kinh tế trong nƣớc, dự báo biến động tình hình kinh tế trên thế giới, dự báo thị trƣờng, công nghệ tỏng và ngoài nƣớc. Theo dõi tình hình cạnh tranh và đầu tƣ của tƣ bản nƣớc ngoài, có chính sách bảo vệ sản xuất trong nƣớc.

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết với các công ty nƣớc ngoài để tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm

quản lý và kinh doanh của nƣớc ngoài. Cho phép và khuyến khích từng bƣớc mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài với phƣơng hƣớng thích hợp.

3.2.1.4 Quy hoạch lại các ngành kinh tế kỹ thuật

Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc, từ lâu, chúng ta buông lỏng việc cơ cấu lại ngành kinh tế- kỹ thuật, gây nên những đáng tiếc trong khâu sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các Bộ, Ngành kinh tế - kỹ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 67 - 76)