Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Xây dựng đƣợc thành lập từ năm 1960, tên giao dịch quốc tế là Song Da Corporation. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty thuộc các lĩnh vực xây lắp nhƣ xây dựng công trình thuỷ điện, cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đƣờng dây và trạm...; đầu tƣ kinh doanh các dự án sản xuất công nghiệp nhƣ: điện, thép, xi măng, sản phẩm may xuất khẩu và vật liệu xây dựng khác; đầu tƣ kinh doanh các khu công nghiệp, đô thị, hạ tầng và hoạt động tƣ vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, công nghệ xây dựng; xuất khẩu lao động; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nƣớc.
Tổng công ty Sông Đà là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lƣợng thiết bị thi công chuyên ngành thuỷ điện tiên tiến và hiện đại. Tổng công ty Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thủy điện lớn của đất nƣớc. Đó là Nhà máy thủy điện Thác Bà - 108MW, Thủy điện Hòa Bình - 1.920MW, Thủy điện Trị An - 400MW, Thủy điện Vĩnh Sơn - 66MW, Thủy điện Yaly - 720MW, Thủy điện Sông Hinh - 66MW... Các công trình này đã cung cấp 70% sản lƣợng điện của toàn quốc, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tổng công ty đƣợc Nhà nƣớc giao làm tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tƣ Nhà máy thủy điện Sê San 3- 273MW, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang- 342MW theo phƣơng thức hợp đồng chìa khóa trao tay và làm chủ
đầu tƣ nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ nhƣ: Nhà máy BOT thủy điện Cần Đơn, Nhà máy thủy điện Ryninh 2, Nà Lơi, Sê San 3A, Nậm Mu... theo phƣơng thức BO.
Tổng công ty đã xây dựng nhiều công trình đƣờng dây và trạm biến áp cao thế nhƣ Đƣờng dây 220kV Phả Lại - Bắc Giang, 500kV Bắc - Nam, 500KV Phú Lâm - Pleiku, Trạm biến áp 500KV Hòa Bình - Pleiku, Trạm biến áp 220KV Việt Trì, Tràng Bạch, Bắc Giang, Sóc Sơn... và nhiều công trình hạ thế phục vụ phát triển dân sinh khác.
Bên cạnh đó, Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Đƣờng Hồ Chí Minh... đặc biệt là xây dựng Hầm đƣờng bộ qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mới của Áo (NATM), các công trình công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao nhƣ: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Dệt Minh Sơn, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai...và các công trình xây dựng lớn nhƣ khách sạn Thủ Đô, Tòa nhà Khách sạn Mặt trời Sông Hồng, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Trung tâm Bƣu chính Viễn thông...Tổng công ty là Chủ đầu tƣ các Nhà máy xi măng Hòa Bình, Nhà máy xi măng Sông Đà - Yaly, Nhà máy xi măng Hạ Long, Nhà máy thép Việt- Ý, Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Khu công nghiệp Phố Nối A Hƣng Yên,... cùng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp khác.
Trong quá trình trên 40 năm phát triển và trƣởng thành, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ đƣợc rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh các công trình trọng điểm lớn của đất nƣớc. Hiện nay,Tổng công ty có 67 đơn vị thành viên bao gồm các công ty 100% vốn Nhà nƣớc, các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần ..., với một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề (trong đó có hơn 6.000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ Đại học và trên Đại học), có lực lƣợng xe máy thiết bị thi công hiện đại với giá trị trên 500 triệu USD. Các công trình
của Tổng công ty thi công luôn luôn đảm bảo chất lƣợng và nhiều công trình đƣợc cấp giấy chứng nhận đạt chất lƣợng cao.
Năm 2005, tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 7.375 tỷ đồng, dự kiến kế hoạch năm 2006 là 8.100 tỷ đồng. Đạt đƣợc thành quả đó là nhờ có đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng uỷ, Hội đồng quản trị Tổng công ty, với phƣơng châm tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi công việc, phát huy cao độ mọi nội lực và tiềm năng sẵn có đã đề ra đƣợc kế hoạch định hƣớng chiến lƣợc sát thực, trên cơ sở đó chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
Tổng công ty Sông Đà đã cùng với các doanh nghiệp Nhà nƣớc khẳng định đƣợc vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Với những thành tích đã đạt đƣợc, Tổng công ty Sông Đà đã đƣợc nhận nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và của ngành Xây dựng. Mƣời một cán bộ, công nhân của Tổng công ty đã đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Ngày nay, với uy tín, chất lƣợng xây dựng công trình cũng nhƣ việc quản lý chỉ đạo điều hành, Tổng công ty đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao làm tổng thầu xây lắp công trình thuỷ điện Sơn La. Đây là công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á với tổng số vốn đầu tƣ 36.933 tỷ đồng (chƣa kể lãi vay trong thời gian xây dựng).
Với đặc thù ngành nghề của một Tổng công ty thực hiện thi công những công trình thuỷ điện lớn nhất của cả nƣớc, thƣờng là ở những vùng rừng núi, Tổng công ty Sông Đà còn hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng. Để làm thuỷ điện, phải huy động lực lƣợng lao động lớn trong đó một phần là nhân công địa phƣơng tại mỗi công trình. Thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm tại vùng sâu vùng xa nên vấn đề ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động đƣợc Tổng công ty quan tâm, chú trọng.
Tuy nhiên khi mỗi công trình lớn đƣợc hoàn thành lại đặt ra những bài toán nan giải trong việc giải quyết công ăn việc làm mới và những vấn đề xã hội cho cán bộ công nhân viên. Vào những năm cuối của thập kỷ 90, trƣớc khi đƣợc nhận nhiều dự án với những tiềm năng việc làm dồi dào kéo dài trong hàng chục năm nhƣ hiện nay, Tổng công ty đã trải qua thử thách “hậu Hoà Bình” và sự đe doạ của “hậu Yaly”. Những khó khăn chính của thời điểm đó là khi lực lƣợng lao động lớn dƣ thừa, chƣa thích nghi với đa dạng hoá ngành nghề nên năng lực đấu thầu chƣa cao trong các dự án dân dụng và công nghiệp ngoài chuyên ngành. Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Tổng công ty đã vƣợt qua những khó khăn trên và vƣơn tới tầm cao mới nhƣ hôm nay.
Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nƣớc, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của Tổng công ty Sông Đà khẳng định “Tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên theo hƣớng đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo của Tổng công ty; Tăng cƣờng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên về kết quả sản xuất kinh doanh trƣớc Tổng công ty và pháp luật; ổn định, phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế”[33]. Nghị quyết nêu rõ định hƣớng và mục tiêu phát triển Tổng công ty trong giai đoạn 10 năm 2001-2010 là:
- Xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Tổng công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các công trình lớn ở trong nƣớc và quốc tế.
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Với dự án thuỷ điện Sơn La đang đƣợc triển khai, đây đƣợc coi là công trình xƣơng sống đảm bảo thực hiện kế hoạch phát triển trên, đảm bảo công ăn việc làm cho số lƣợng lớn cán bộ công nhân viên của Tổng công ty trong giai đoạn chuyển đổi then chốt.