Xu thế phát triển của công ty cấu trúc mạng:

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 30 - 31)

Hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp cần phải độc lập, tự chủ để năng động trong cạnh tranh. Hơn nữa cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và phân công lao động xã hội, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp nghiệp phải tăng cƣờng sự tích tụ, tập trung vốn trên cơ sở tích lũy nội bộ và liên doanh liên kết để đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng sản phẩm với chi phí thấp nhất, cùng với sự thay đổi của môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, để giải phóng đƣợc sức sản xuất thì việc không ngừng đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh đã trở thành một nhu cầu cầu thƣờng xuyên của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã rất thành công trong việc sử dụng cơ chế góp vốn để hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bằng việc hạn chế mức vốn góp ở nhiều mức độ khác nhau, từ đó hình thành mối quan hệ nhiều tầng giữa công ty gốc và các công ty vệ tinh để thực hiện mục tieue phát triển nhất định trên cơ sở lợi ích kinh tế.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, công ty cấu trúc mạng thể hiện rõ ƣu điểm của mình đó là công ty gốc không chỉ chi phối công ty vệ tinh bằng vốn mà còn bằng cả uy tín, thị phần, sở hữu công nghệ, ... Công ty gốc đã tạo dựng đƣợc việc làm, thu nhập cho các công ty con, do đó càng tạo cơ sở vững chắc để củng cố, tăng cƣờng sự quản lý hợp tác và lợi ích kinh tế giữa công ty gốc và công ty vệ tinh.

Mặc khác bằng cơ chế góp vốn để hình thành nên các công ty vệ tinh, công ty gốc còn sử dụng đƣợc lợi thế của các công ty vệ tinh về các mặt: lao động, tài nguyên, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm....

Nhƣ vậy, nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt thông qua hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con nhƣ trên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển với quy mô và năng lực ngày càng lớn mạnh và vƣợt phạm vi một ngành, một lĩnh vực, quốc gia để trở thành những công ty, những tập đoàn lớn mạnh nhƣ Tập đoàn Sam Sung hoạt động sản xuất kinh doanh trên 7 lĩnh vực chính nhƣ xây dựng cơ bản và kết cấu hạ tầng, vật liệu xây dựng, đóng tàu, cơ khí chế tạo các máy công cụ (thiết bị cơ khí, máy xây dựng, động cơ...) và sản phẩm gia dụng (máy giặt, điều hoà, tủ lạnh...), hoá chất, lọc dầu, điện tử và tin học. Tập đoàn Huyndai, LG, DAEWOO... sản xuất trên khoảng 5- 6 lĩnh vực công nghiệp quan trọng với khoảng 20, 30 công ty; 40- 50 chi nhánh trong và ngoài nƣớc, hàng chục cơ sở nghiên cứu và đào tạo, thậm chí có cả một hệ thống điều dƣỡng, bệnh viện, khu văn hoá thể thao gắn với các khu tập thể của công nhân tại các cơ sở sản xuất tập trung của tập đoàn.

Chính sự phát triển thành công của các mô hình công ty cấu trúc mạng đã tạo ra sự quan tâm của nhà nghiên cứu quản lý và doanh nghiệp Việt Nam khi đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện các mô hình tổ chức của mình, trong đó có Tổng công ty Sông Đà.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 30 - 31)