mẹ công ty con, mô hình tập đoàn kinh tế.
Tập đoàn kinh tế đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX ở các nƣớc tƣ bản phát triển. Nhƣng cho đến nay, các nhà kinh tế vẫn chƣa cùng nhau đƣa ra một tên gọi cũng nhƣ một khái niệm chính xác và thống nhất về tập đoàn kinh tế. Ở các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây, Tập đoàn kinh tế thƣờng đƣợc gọi là Cartel, Syndiacate, Conglomerate, Incorporation, Concern..., trong khi đó ở Nhật Bản lại đƣợc gọi bằng Zaibatsu trƣớc đây hay Keiretsu
hiện nay, còn ở Hàn Quốc lại đƣợc gọi là Chaebol... Điểm khác nhau chủ yếu trong quan niệm về tập đoàn kinh tế là việc xác định tƣ cách pháp nhân của tập đoàn kinh tế. Một số nhà kinh tế cho rằng tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nƣớc thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tài chính trên qui mô lớn.
Ở nhiều nƣớc, tập đoàn kinh tế không phải là một định chế pháp lý, tuy tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ sở hữu và khế ƣớc với nhau, hoạt động trong một hay nhiều ngành kinh doanh khác nhau trên một hoặc nhiều quốc gia. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về quan niệm và tên gọi nhƣng tập đoàn kinh tế vẫn có một số đặc điểm chung.
Tập đoàn không phải là một doanh nghiệp mà là một tổ hợp các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân, trong đó các doanh nghiệp có mối liên kết với nhau bằng tài chính, công nghệ, thị trƣờng và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết. Các doanh nghiệp này kinh doanh trong cùng một ngành, một lĩnh vực hay trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia, nhƣng có định hƣớng vào ngành sản phẩm, dịch vụ chủ đạo, lĩnh vực kinh doanh chính vƣợt trội trong quá trình cạnh tranh hoặc độc quyền mà có. Mức độ liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo là tuỳ thuộc khả năng, trong đó chủ yếu là năng lực tài chính, lợi ích kinh tế, ý chí của các doanh nghiệp, kể cả ý chí của Nhà nƣớc (đối với một số trƣờng hợp) trong quan hệ kinh doanh. Tuỳ thuộc mức độ liên kết mà tạo ra các loại hình tổ chức tập đoàn.
Về mặt sở hữu thông thƣờng các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu hỗn hợp của nhiều chủ (dƣới hình thức công ty cổ phần), hoặc của gia đình (tập đoàn gia đình ở các chaebol Hàn Quốc) hoặc cũng có thể là một chủ tại công ty mẹ. Tổ chức liên kết trong tập đoàn đều thông qua môi liên kết chủ yếu là mối liên kết công ty mẹ – công ty con. Đặc điểm của mối liên kết này là:
- Công ty mẹ tiến hành đầu tƣ vốn vào các công ty con và chi phối các công ty con qua vốn đầu tƣ; các công ty con đầu tƣ tiếp vào các công ty cháu, các công ty con hoặc các công ty cháu có thể đầu tƣ lẫn nhau...
- Công ty con hạch toán độc lập với công ty mẹ.
- Công ty mẹ thƣờng là ngƣời đầu tƣ lớn nhất với mức chi phối công ty con.
- Mối liên kết đƣợc duy trì hoặc chấm dứt bằng cách công ty mẹ đầu tƣ vốn hoặc rút vốn khỏi công ty con.
- Quyền của công ty mẹ, trong đó quyền chi phối và mức độ chi phối của công ty mẹ đƣợc quy định trong điều lệ của công ty con phù hợp với luật pháp về loại hình công ty con của quốc gia mà công ty con đăng ký; quyền lợi kinh tế của công ty mẹ đƣợc đảm bảo thông qua chế độ phân chia lợi nhuận theo phần vốn góp.
Các liên kết khác của mối quan hệ tập đoàn bao gồm liên kết về tài chính nhƣng chƣa ở mức độ quan hệ dạng công ty mẹ – công ty con (mức vốn đầu tƣ cổ phần nhỏ hơn 50% chƣa đủ mức chi phối các công ty khác cùng tham gia liên kết).
Ngoài ra, tập đoàn không chỉ liên kết bằng vốn thông qua mối quan hệ công ty mẹ – công ty con mà còn thu hút cả những doanh nghiệp độc lập, không có liên kết về vốn vào quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp trong tập đoàn. Liên kết này thực hiện dƣới nhiều hình thức vệ tinh nhƣ: gia công, cung cấp bán thành phẩm, cung cấp đầu vào, phân phối và tiêu thụ đầu ra. Đối tác tham gia làm vệ tinh không chỉ là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trong nƣớc mà còn là các doanh nghiệp, thậm chí cả các thành viên của các tập đoàn khác thuộc nhiều quốc gia.
Nhƣ vậy, trong mô hình tập đoàn nếu xét về mặt sở hữu và đầu tƣ tài chính thì sự liên kết giữa công ty mẹ – công ty con là hình thức mạng nội bộ, trong đó công ty con thực hiện tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
Trong trƣờng hợp công ty mẹ đƣa ra ngoài doanh nghiệp các khâu mà các công ty khác thực hiện tốt hơn bằng cách chuyển các công ty con thành các công ty liên kết hoặc có thể không tham gia đầu tƣ sở hữu nữa mà chuyển sang hình thức liên kết chiến lƣợc thì đó là hình thức mạng hƣớng ngoại.
Trong trƣờng hợp công ty mẹ chỉ thực hiện một vài khâu cơ bản nhất còn lại phần lớn là do công ty vệ tinh – công ty không có mối liên kết sở hữu và công ty liên kết thực hiện thì đó là hình thức mạng năng động.
Mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con đƣợc xác định trong quy định của pháp luật và điều lệ của công ty tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, việc liên kết mạng thì lại rất linh hoạt. Một công ty hôm nay còn là công ty con của công ty khác, ngày mai có thể chỉ là công ty liên kết hoặc hoàn toàn độc lập với công ty mẹ nếu công ty mẹ bán một phần hoặc toàn bộ số cổ phần ở công ty con cho công ty khác. Ngƣợc lại, một công ty có thể trở thành công ty mẹ của công ty khác nếu nó mua lại đƣợc số cổ phần đủ để chi phối công ty đó. Mô hình công ty cấu trúc mạng và mô hình công ty mẹ – công ty con có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Hay nói một cách khác, mô hình công ty mẹ – công ty con là một công ty cấu trúc mạng phức hợp.
Mặc dù có các cách định nghĩa khác nhau về tập đoàn kinh tế, nhƣng tất cả đều thống nhất rằng tập đoàn kinh tế là một tổ hợp công ty mẹ và các công ty con. Tập đoàn có thể có quy mô nhỏ, vừa, lớn thậm chí rất lớn. Tập đoàn có thể hoạt động trong một vùng, một nƣớc hoặc xuyên quốc gia. Việc hình thành công ty mẹ – công ty con đƣơng nhiên sẽ hình thành tập đoàn kinh tế. Việc hình thành tập đoàn kinh tế dựa trên mô hình công ty mẹ – công ty con với các liên kết mạng là hoàn toàn khả thi.
CHƢƠNG II