Các yếu tố ảnh hưởng sự hình thành và phát triển của mô hình công ty cấu trúc mạng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 27 - 30)

công ty cấu trúc mạng

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự hình thành và phát triển của mô hình công ty cấu trúc mạng. ty cấu trúc mạng.

 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất.

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất dƣới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và liên kết kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, của quy mô sản xuất và tiêu thụ. Sản xuất kinh doanh không còn mang tính manh mún, rời rạc và sở hữu không còn là sở hữu cá thể nữa mà đã đi vào xã hội hóa, hợp tác hóa, phân công lao động và sở hữu hỗn hợp. Công ty cấu trúc mạng với tƣ cách là một loại hình tổ chức kinh doanh, tổ chức liên kết kinh tế, hay nói cách khác là một hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp cần phải ra đời để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển trở lại của lực lƣợng sản xuất..

 Quy luật tích tụ và tập trung vốn, tài sản

Mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng là một tế bào sống của nền kinh tế. Để tồn tại, phát triển trong quy luật cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tái sản xuất mở rộng không ngừng. Quá trình đó là quá trình tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất. Trong quá trình này, doanh nghiệp phải tích luỹ vốn từ lợi nhuận đem lại và tăng thêm từ nguồn vốn khác nhƣ đi vay vốn, liên

doanh liên kết, gọi vốn cổ phần… hoặc doanh nghiệp lớn thôn tính, nhận sự sáp nhập của các doanh nghiệp yếu và nhỏ hơn do đó vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp đều đƣợc tăng lên. Trong quá trình vận động nhƣ vậy, sự ra đời và phát triển của các công ty cấu trúc mạng trở thành một tất yếu khách quan.

 Quy luật cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận

Đấu tranh để giành ƣu thế trong cạnh tranh là quy luật hoạt động tất yếu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng, cuộc cạnh tranh khốc liệt đó không bao giờ chấm dứt và tất yếu dẫn đến hai xu thế chính:

 Những doanh nghiệp đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sẽ thôn tính các doanh nghiệp bị thất bại từ đó có thêm nguồn lực để mở rộng quy mô hoạt động của mình, bành trƣớng để mở rộng thị trƣờng.

 Nếu cuộc cạnh tranh kéo dài bất phân thắng bại thì các doanh nghiệp có xu hƣớng thoả hiệp với nhau để chấm dứt cạnh tranh, liên kết lại thành những tổ chức lớn hơn nhằm khống chế thị trƣờng, thu lợi nhuận siêu ngạch.

Nhƣ vậy, theo xu hƣớng nào đi nữa thì đều dẫn tới sự ra đời của các công ty cấu trúc mạng.

 Tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Yếu tố quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh là việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Muốn đổi mới công nghệ cần phải có nhiều vốn, tiến hành trong thời gian nhiều năm nhƣng độ rủi ro rất cao và cần phải có lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật đủ mạnh. Một doanh nghiệp nhỏ, mạnh mún biệt lập không đủ sức làm đƣợc việc trên. Điều này đòi hỏi phải có doanh nghiệp lớn mà công ty cấu trúc mạng là loại hình tiêu biểu.

Nền kinh tế các nƣớc không tránh khỏi những thời kỳ khủng hoảng và suy thoái. Đó là thời kỳ vô cùng khó khăn cho các doanh nghiệp và chỉ có những doanh nghiệp có vốn và tiềm lực mạnh mới có thể vƣợt qua những biến động mang tính chu kỳ đó. Do vậy, nhằm tránh những rủi ro và thiệt hại này các doanh nghiệp có xu hƣớng liên kết lại với nhau thành các công ty cấu trúc mạng có quy mô lớn để cùng tồn tại và phát triển.

 Trình độ khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu hƣớng chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những quan hệ gắn bó, sự phụ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hoá, thuận lợi hoá thƣơng mại, dịch vụ, đầu tƣ, toàn cầu hoá tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lƣu kinh tế giữa các nƣớc, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nƣớc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hoá thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nƣớc vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói hiện nay hầu nhƣ không có một quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào nguy cơ tụt hậu. Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hƣớng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ; luân chuyển các nhân tố sản xuất nhƣ vốn, lao động kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó.

Thông qua quá trình tự do hoá thƣơng mại và dịch vụ, một lực lƣợng lớn các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia đã đƣợc hình thành. Đây là các công ty, tập đoàn có mô hình mạng toàn cầu.

Nhƣ vậy, có thể nói trình độ khu vực hoá và toàn cầu hoá có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của của các công ty có mô hình cấu trúc mạng. Tự do hoá thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển mô hình cấu trúc mạng, đặc biệt là mạng toàn cầu.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 27 - 30)