Những điều kiện áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 52 - 58)

2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng giá trị SXKD

2.3.1. Những điều kiện áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng

2.3.1.1. Điều kiện vĩ mô

 Điều kiện pháp lý

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nƣớc luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã thự hiện nhiều chủ trƣơng, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, đã tìm tòi, rút kinh nghiệm, sáng tạo để có sự đổi mới đúng hƣớng và thích hợp.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết 05 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng kỳ họp thứ ba khoá IX đã khẳng định rõ quan điểm “Về tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nƣớc” nhƣ sau: Kinh tế Nhà nƣớc có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nƣớc phải không ngừng đƣợc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô, làm lực lƣợng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế [1].

Những tiền đề pháp lý hỗ trợ cho việc hình thành, phát triển các liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế (một phức hợp các liên kết mạng) đã đƣợc định hình.

Việc sửa đổi khung pháp lý về doanh nghiệp Nhà nƣớc và Tổng công ty Nhà nƣớc (Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 2003; Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 về tổ chức quản lý Tổng công ty Nhà nƣớc và chuyển đổi Tổng công ty Nhà nƣớc, công ty độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con; Nghị định 199/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 về quy chế tài chính của công ty Nhà nƣớc; Thông tƣ số 72/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn xây dựng quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nƣớc hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con) đã tại điều kiện tiền đề cho việc hình thành tập đoàn kinh tế bao gồm: Cho phép Tổng công ty đƣợc phép mở rộng các loại hình đơn vị thành viên ra tất cả các hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện hành; Tổng công ty đƣợc tự chủ kinh doanh, có các quyền chiếm hữu, sử dụng vốn tà sản đến 50% giá trị tổng tài sản, quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên đƣợc đổi mới trên cơ sở vốn đầu tƣ của Tổng công ty ở đơn vị thành viên...

 Môi trƣờng kinh tế

Đại hội Đảng IX đã mở ra một giai đoạn cải cách mạnh mẽ hơn cho thời kỳ 2001- 2010 và những năm tiếp theo. Với nội dung đổi mới toàn diện về kinh tế, kết hợp với cải cách hành chính, công cuộc xây dựng cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và cải cách các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô đƣợc đẩy mạnh, góp phần gia tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới, khuyến khích đầu tƣ, củng cố hệ thống ngân hàng, đảm bảo ổn định ngân sách và đặc biệt là tăng cƣờng cải cách các doanh nghiệp Nhà nƣớc, vì vậy đã và đang tạo tiền đề vật chất cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các mô hình tổ chức công ty hiện đại trong đó có công ty cấu trúc mạng.

 Điều kiện về khoa học công nghệ

Việt Nam trong các năm qua “nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội đƣợc nâng lên đáng kể.

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đƣợc phát triển về số lƣợng và nâng lên trình độ có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ hiện đại trên một số ít lĩnh vực”. Khoa học và công nghệ đã có bƣớc phát triển mới phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.

Trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam đã và đang làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại; nâng cao chất lƣợng công trình và rút ngắn thời gian thi công.

Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ chƣa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế xã hội, trình độ công nghệ của nƣớc ta tuy có đƣợc nâng lên, song còn thấp so với các nƣớc trong khu vực. Sự tăng trƣởng của nền kinh tế vẫn dựa vào yếu tố vốn và lao động. Đối với nhiều doanh nghiệp , ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chƣa trở thành nhu câu bức thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế hiện nay vẫn chƣa thúc đẩy nhiều nhu cầu đổi mới công nghệ từ phía sản xuất, chƣa đảm bảo sự hài hoà lợi ích của các nhà khoa học, lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội, do đó chƣa khuyến khích các doanh nghiệp tăng cƣờng đầu tƣ cho đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh

Việc Tổng công ty Sông Đà áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng là việc tổ chức hệ thống quản lý Tổng công ty theo đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của một công ty xây dựng chuyên ngành thuỷ điện. Đây chính là một tiêu thức để liên kết các mối quan hệ giữa các công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, nó không hề mâu thuẫn và trái lại góp phần bổ sung các luận cứ trong việc tổ chức sắp xếp, cổ phần hoá, xây dựng mô hình công ty mẹ – công ty con với các Tổng công ty Nhà nƣớc trong đó có Tổng công ty Sông Đà.

Bên cạnh những hạn chế nhất định cần tháo gỡ từ phía Nhà nƣớc, đối với Tổng công ty Sông Đà hiện nay đã có những tiền đề để áp dụng mô hình cấu trúc mạng.

- Tổng công ty hiện nay đã hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty là xây lắp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và các dịch vụ có liên quan. Tổng công ty còn thực hiện các hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, tƣ vấn đầu tƣ, tƣ vấn xây dựng, xây dựng và kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, máy móc; thực hiện dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ xuất, nhập khẩu lao động; đào tạo và cung ứng nhân lực; đầu tƣ tài chính và quản lý vốn đầu tƣ ở các doanh nghiệp khác,…

- Khả năng tận dụng cơ sở vật chất, tài sản và nguồn nhân lực ngày càng tăng. Năm 2004, giá trị sản xuất kinh doanh lĩnh vực chính (xây lắp) chỉ chiếm 45% tổng giá trị sản xuất kinh doanh và năm 2005 giảm xuống còn 43%, còn lại là sản xuất công nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác. Ngay cả trong lĩnh vực xây lắp, tổng giá trị xây lắp các công trình thuỷ điện- vốn là yếu tố tạo nên thƣơng hiệu Sông Đà - cũng chỉ chiếm khoảng 50%.

- Địa bàn hoạt động của Tổng công ty không những trải rộng khắp các vùng lãnh thổ trong cả nƣớc mà còn vƣơn ra nƣớc ngoài. Tổng công ty có văn phòng đại diện tại 05 quốc gia và vũng lãnh thổ là Lào, Đài Loan, Hàn Quốc, Liby, Malaysia và Canada.

- Hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Sông Đà ngày càng đa dạng. Tổng công ty đã đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đơn vị thành viên theo chủ trƣơng đổi mới khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc của Đảng và Nhà nƣớc ta. Từ chỗ chỉ có các đơn vị thành viên đơn sở hữu (sở hữu Nhà nƣớc) và tổ chức dƣới hình thức công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc,… đến

nay Tổng công ty đã có vốn chi phối tại 18 công ty cổ phần, là đối tác tại 03 công ty liên doanh và có vốn góp tại 07 công ty khác.

- Quy mô vốn chủ sở hữu Nhà nƣớc của Tổng công ty hiện nay thấp hơn so với một số đơn vị thí điểm hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động nhiều năm qua cho thấy năng lực tài chính mạnh mẽ của Tổng công ty đủ sức để đảm bảo và huy động các nguồn lực khác nhau trong xã hội thực hiện các công trình quy mô lớn, trọng điểm của quốc gia. Sự tăng trƣởng bền vững, quá trình tích tụ vốn từ nội lực làm tăng quy mô vốn cho thấy sức mạnh tài chính của Tổng công ty đang phát triển theo hƣớng hình thành tập đoàn kinh tế.

- Tổng công ty Sông Đà đã áp dụng công nghệ thông tin từ rất sớm. Tổng công ty đã xây dựng đƣợc hệ thống mạng thông tin nội bộ liên kết giữa tất cả các đơn vị thành viên trong cả nƣớc. Ngoài ra, Tổng công ty còn xây dựng đƣợc một cơ sở dữ liệu về mọi lĩnh vực nhƣ văn bản pháp luật, giá cả thị trƣờng, các phần mền ứng dụng về lập dự toán, định mức đơn giá, về tính toán kinh tế đầu tƣ,... Hệ thống thông tin nay có tính tập trung cao độ, bao gồm các trang thiết bị có khả năng xử lý lớn, tính sẵn sàng cao, có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho tất cả ngƣời sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Nó có giá trị cơ bản nhƣ điều khiển việc truy cập thông tin trong hệ thống, chạy các ứng dụng chủ chốt, thiết lập các công cụ quản trị hệ thống,... Đây là một điều kiện quan trọng để xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng. - Trình độ công nghệ, sản phẩm và nguồn nhân lực ngày càng đƣợc nâng

cao, thể hiện ở khả năng nhanh chóng đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm và chuyển hƣớng kinh doanh vào các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế trong khi vẫn đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nƣớc giao. Từ vị trí của ngƣời sản xuất theo đơn đặt hàng, đến nay Tổng công ty đã nắm vai trò của ngƣời đặt hàng, có khả năng về công nghệ và nhân lực đê hoàn thiện các khâu của quá trình sản

xuất chính. Trong lĩnh vực xây lắp các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi hiện nay ở Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp hàng đầu, đảm nhiệm hầu hết các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi quan trọng của quốc gia. - Trình độ chuyên môn và hợp tác hoá của Tổng công ty đang tiệm cần dần

với yêu cầu công ty cấu trúc mạng. Bên cạnh lực lƣợng doanh nghiệp thành viên chính hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đã có hàng loạt các doanh nghiệp thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ hoặc lĩnh vực có khả năng tận dụng máy móc, thiết bị nhƣ sản xuất nguyên liệu, thuơng mại, vận tải, dịch vụ tƣ vấn, đầu tƣ phát triển…, hình thành nên mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các đơn vị thành viên, đơn vị này tạo thị trƣờng cho đơn vị kia. Sự phát triển của mỗi đơn vị tạo tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển và phát huy vai trò của Tổng công ty, giúp cho Tổng công ty có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.

- Thƣơng hiệu “Sông Đà” đã đƣợc tạo dựng, thừa nhận rộng rãi trong nƣớc, đủ khả năng và động lực để tập hợp các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp khác tham gia liên kết trong mô hình công ty cấu trúc mạng, tạo nên sức mạnh chung dƣới thƣơng hiệu “Sông Đà”.

- Về liên kết và tổ chức, mặc dù có những hạn chế trong quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên, nhƣng về cơ bản thì một kiểu liên kết của mô hình cấu trúc mạng đã đƣợc hình thành, đó là liên kết công ty mẹ – công ty con. Trong thực tế Tổng công ty đã làm vai trò của một công ty mẹ đối với các công ty đƣợc chuyển đổi từ các đơn vị thành viên trƣớc đây. Đặc biệt, so với phần lớn Tổng công ty Nhà nƣớc hiện nay (kể cả các Tổng công ty đang chuyển đổi) thì Tổng công ty Sông Đà đã thực hiện chuyển đổi hầu hết các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc thành các pháp nhân độc lập dƣới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đây là lợi thế không nhỏ nhằm hình thành

các mối liên kết rõ ràng, minh bạch trên cơ sở lợi ích kinh tế phù hợp với yêu cầu và thông lệ tổ chức các công ty cấu trúc mạng, đặc biệt là hình thức mô hình công ty mẹ – công ty con. Hiện nay, Tổng công ty chỉ còn một đơn vị hạch toán phụ thuộc, một đơn vị sự nghiệp là tổ chức dƣới hình thức đơn vị thành viên kiểu cũ. Còn lại, các ban quản lý dự án và ban điều hành dự án thực chất chỉ là một bộ phận trực thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.

- Hơn nữa, liên kết cấu trúc mạng cụ thể ở đây là liên kết công ty mẹ con hiện nay đã đƣợc hình thành ở ba cấp. Trong đó, hệ thống doanh nghiệp thành viên đã mở rộng xuống cấp thứ ba thông qua việc đầu tƣ chi phối của các công ty con và góp vốn cổ phần ở các công ty khác.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)