Thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Sky’teen - bước đột phá trong canteen trường học” trong chương trình “sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2008 (Trang 27 - 29)

1.2.2.1. Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam

Theo cùng nhịp độ phát triển sôi động của nền kinh tế Việt Nam với hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35, thị trường thức ăn nhanh cũng đã có những bước phát triển khả quan trong những năm gần đây.

Theo số liệu khảo sát 14.134 người tiêu dùng ở 28 quốc gia của AC Nielsen vào cuối năm 2004 cho thấy châu Á là thị trường tiêu thụ thức ăn nhanh tăng trưởng nóng nhất trên thế giới. Chỉ riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương, có 30% người tiêu dùng ăn ở ngoài ít nhất 1 lần/tuần.

Cụ thể tỷ lệ phần trăm dân số ăn ở ngoài gia đình ít nhất 1 tuần/lần là Hồng Kông 61%, Malaysia 59%, Philippines 54%, Singapore 50%.[11]...

Cũng theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam là thị trường sơ khai của fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng. Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng.

Mặc dù chưa đến 10% dân số Việt Nam có thói quen sử dụng thức ăn nhanh nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự đang là mảnh đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư...

Hiện KFC, Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng

này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày.[11]

KFC đã thành công với 19 cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh và 3 cửa hàng ở Hà Nội. Lotteria phát triển với 18 cửa hàng, sắp tới Lotteria sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để phục vụ kiểu ăn “thời công nghiệp”. Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại Thành phố Hồ Chí Minh mua nhượng quyền cũng lần lượt chào hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh… KFC đã mở thêm cửa hàng thứ tư tại Hà Nội. Chuỗi cửa hàng ăn nhanh của Hàn Quốc, Lotteria, cũng mở cửa hàng thứ hai của mình tại Hà Nội trong quý 3/2007 và đã có mặt tại Hải Phòng.[11]

Bên cạnh các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng du nhập vào Việt Nam và gia tăng rất nhanh trong thời gian gần đây như KFC; Manhattan; Chichken Town; Hollywood; Maman, hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu, tiệm ăn, phục vụ các món ăn nhanh kiểu Việt Nam cũng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Nắm bắt tâm lý ngại vào những nơi sang trọng của một bộ phận dân cư người Việt có mức thu nhập trung bình, ổn định, các nhà kinh doanh Việt rất nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để tạo dựng những thương hiệu ăn nhanh kiểu Việt Nam.[11]

Đáng chú ý trong các thương hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam, mang phong cách Việt hiện nay là sự góp mặt của chuỗi cửa hàng ăn nhanh BAMIZON (một sản phẩm của Lý Thị sau thành công vang dội của Phở 24, kem GOODY).

Giống với những người anh em khác, Bamizon được thiết kế theo quy chuẩn riêng, mang một phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhưng rất phù hợp với tâm lý khách hàng Việt Nam và không khói thuốc lá. Định hướng đến

cuối năm 2007, Bamizon sẽ có 5 cửa hàng tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Sang năm 2008, Bamizon sẽ có mặt tại Hà Nội và năm 2009 sẽ theo chân Phở 24 ra thị trường nước ngoài.

BAMIZON phục vụ bánh mì đặc ruột, nướng ngay tại chỗ với các loại nhân như bì, thịt gà, xíu mại, bò kho, ragu, cà ri... cùng các món tráng miệng chè đậu, khoai môn, bắp, bánh chuối, khoai mì, da lợn… Đối tượng khách hàng mà Bamizon hướng tới là giới văn phòng, gia đình và tuổi teen.[7]

Một phần của tài liệu Sky’teen - bước đột phá trong canteen trường học” trong chương trình “sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2008 (Trang 27 - 29)