5. Bố cục khóa luận
2.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 5biến độc lập: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Tính đáp ứng, Sự cảm thông, Năng lực phục vụ. Mỗi biến độc lập được đo bằng số biến quan sát như sau: Độ tin cậy (4 biến quan sát), Phương tiện hữu hình (5 biến quan sát), Tính đáp ứng (4 biến quan sát), Sự cảm thông (4 biến quan sát), Năng lực phục vụ (4 biến quan sát).
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) > 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là :
+ Hệsố Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1: hệ số tương quan cao. + Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: chấp nhận được.
+ Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: chấp nhận được nếu thang đo mới.
Bảng 2.13. Kiểm định độ tin cậy thang đocủa biến độc lập
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Độ tin cậy (Cronbach’s Alpha= 0,757)
TC1 0,574 0,694
TC2 0,565 0,702
TC3 0,680 0,629
TC4 0,448 0,757
Phương tiện hữu hình (Cronbach’s Alpha = 0,841)
PT1 0,637 0,811 PT2 0,661 0,806 PT3 0,669 0,806 PT4 0,605 0,820 PT5 0,675 0,801 Tính đáp ứng (Cronbach’s Alpha = 0,806) DU1 0,597 0,768 DU2 0,672 0,731 DU3 0,533 0,801 DU4 0,693 0,724
Sựcảm thông (Cronbach’s Alpha = 0,837)
CT1 0,506 0,858
CT2 0,832 0,714
CT3 0,553 0,842
CT4 0,808 0,727
Năng lực phục vụ (Cronbach’s Alpha = 0,778)
NL1 0,665 0,686
NL2 0,653 0,686
NL3 0,608 0,711
NL4 0,422 0,803
(Nguồn: Tác giả xử lýtừ số liệu điều tra)
Qua bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của các biến độc lập trên, các biến quan sát đều có hệsố tương quanbiến tổng > 0,3đồng thời các biến độc lập có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 nên không có biến nào bị loại bỏ khỏi mô hình. Vì vậy, ta có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 2.14. Kiểm định độ tin cậy thang đocủa biến phụ thuộc
Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loạibiến
Sự hài lòng của KH (Cronbach’s Alpha = 0,774)
HL1 0,664 0,666
HL2 0,594 0,714
HL3 0,606 0,713
(Nguồn: Tác giả xử lýtừ số liệu điều tra)
Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của biến phụ thuộc “Sự hài lòng của KH”, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,774. Hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát > 0,3 đồng thời có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và các hệ số Cronbach’s Alphanếu loại biến đều <0,774 nên biến phụthuộc “Sự hài lòng của KH” được giữ lại và đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.