Lịch sử hình thành và phát triển của mạng thông tin di động

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động tại mobifone quảng bình (Trang 28 - 30)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.1Lịch sử hình thành và phát triển của mạng thông tin di động

Mạng di động ra đời đã và đang mang đến nhiều giá trị tích cực cho đời sống con người. Nó không chỉ giúp chúng ta giải quyết công việc dễ dàng và nó còn phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, đồng thời giúp kết nối bạn bè, kết nối thếgiới.

Mặc dù hiện nay trên thị trường viễn thông thì 3G đang được phủ sóng rộng rãi, được đông đảo người dùng biết đến nhưng theo ghi nhận, mạng di động được hình thành và phát triển qua rất nhiều giai đoạn.

Nguồn: congthuong.vn

Hình 1.1: Lịch sửhình thành các mạng di động

Mạng thông tin di động 1G

Được biết đến là mạng thông tin di động không dây cơ bản đầu tiên trên thếgiới. Hiểu theo một cách đơn giản thì 1G là hệthống giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu analog được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 80. Loại mang di động này sửdụng các ăng-ten thu phát sóng gắn ngoài, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử lý thoại thông qua các module gắn trong

Cũng theo ghi nhận, mặc dù là thế hệ mạng di động đầu tiên với tần số chỉ từ 150MHz nhưng mạng 1G được phân ra khá nhiều chuẩn kết nối theo từng phân vùng riêng trên thế giới: NMT (Nordic Mobile Telephone), AMPS (Advanced Mobile Phone System), ACS (Total Access Communications System), JTAGS, -Netz, Radiocom 2000 và RTMI.

Mạng thông tin di động 2G

Dĩ nhiên, 2G có sự phát triển nổi bật hơn so với người tiển nhiệm trước đó. Cụ thể, 2G sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog. Xét về giá trị tiện ích: Mạng 2G mang tới cho người sửdụng 3 lợi ích tích cực: Mã hoá dữliệu theo dạng kỹthuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G và đặc biệt là sựxuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản–SMS.

Về hình thức: Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng từ thiết bị cũng như hạ tầng từng phân vùng quốc gia. Và đương nhiên, lúc này thì việccài đặt 3G Mobifone, Viettel, Vinaphone, vẫn chưa hề được biếtđến.

Mạng thông tin di động 2.5G

Là sựgiao thoa giữa 2 thếhệ2G và 3G. Xét vềchức năng: Mạng 2.5G cung cấp một số lợi ích tương tự mạng 3G và có thể dùng cơ sở hạ tầng có sẵn của các nhà mạng 2G trong các mạng GSM. Và điểm nổi bật hơn cả của 2.5G đó chính là GPRS - công nghệkết nối trực tuyến, lưu chuyển dữliệu được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụviễn thông GSM.

Mạng thông tin di động 3G

Đây hiện đang là mạng di động phổ biến được đông đảo người dùng ưu tiên lựa chọn. 3G cho phép người dùng di động truyền tải cảdữliệu thoại và dữliệu ngoài thoại (tải dữliệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hìnhảnh, âm thanh, video clips...Không những thế, công nghệ 3G cũng được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thếgiới (ITU).

Mạng di động 4G

Là công nghệtruyền thông không dây thế hệthứ tư, cho phép truyền tải dữliệu với tốc độtối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gbit/s. Có thểnhận định, công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bịTrường Đại học Kinh tế Huếkhông dây hiện đại.

2021 Việt Nam sẽcó mạng 5G

5G không còn là tương lai, hiện Ericsson đã khai trương 5G ở một sốthị trường trên thế giới, trong tương Ericsson cũng có thêm một số băng tần nữa dành cho 5G. Tại Việt Nam, mạng 5G sẽ có thể hiện diện vào năm 2021 và khi đó nó sẽ góp phần thúc đẩy số hóa ngành công nghiệp cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách mạnh mẽvà hiệu quả.

Viettel là nhà mạng sẽthửnghiệm mạng 5G tại Việt Nam vào năm 2019 và triển khai tới người dùng vào năm 2021.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động tại mobifone quảng bình (Trang 28 - 30)