Đối với việc cải thiện tốt phản ứng của nhân viên mới

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói kỳ nghỉ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Apec (Trang 96 - 98)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1. Đối với việc cải thiện tốt phản ứng của nhân viên mới

Phảnứng của nhân viên về khoá đào tạo là một trong những yếu tố góp phần làm cho chương trình đào tạo đạt hiệu quả tốt. Do vậy, công ty cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa chương trìnhđào tạo:

-Tăng mức độ tương tác giữa người đào tạo và nhân viên mới trong quá trình đào tạo: Qua đánh giá, người đào tạo chưa tương tác nhiều với nhân viên. Do đó, cấp quản lý nên phân công lịch trình đào tạo phù hợp, xen kẽgiữa những người đào tạo để đảm bảo rằng trong quá trìnhđào tạo, nhân viên mới có thểnhờ những người đào tạo đứng lớp giải đáp những thắc mắc về kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh gói kỳnghỉ. Bên cạnh đó, người đào tạo nên cân đối, sắp xếp hợp lý giữa thời gian làm việc và thời gian đào tạo, tạo điều kiện tối đa để cho nhân viên có thể hỏi và nhờ giải đáp những thắc mắc kịp thời. Việc giải đáp kịp thời những thắc mắc sẽ giúp cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nhân viên mới có thểghi chú lại các câu hỏi, thắc mắc cần giải đáp và gửi cho người đào tạo

để họ nghiên cứu và giải đáp lại cho nhân viên mới trong buổi học tiếp theo của khoá đào tạo.

-Người đào tạo cần nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh gói kỳnghỉ: Mặc dù nhân viên mới đánh giá hài lòng vềkiến thức và kỹ năng của người đào tạo nhưng kiến thức và kỹ năng luôn luôn được mở rộng và ngày càngthay đổi. Do đó, người đào tạo cần không ngừng học hỏi, cập nhật những kiến thức vềsản phẩm và xã hội, thành thạo các kỹ năng hơn, đặc biệt là tích luỹnhững kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm kỳ nghỉ này. Từ đó, người đào tạo có thể truyền đạt, giảng dạy những kiến thức hữu ích, không bị lỗi thời, giúp cho nhân viên có cơ hội học hỏi nhiềuhơn.

-Xác định mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể muốn đạt được sau khoá đào tạo: Mục tiêu phải xác định được kết quả sau khi hoàn thành đào tạo là gì, nhân viên phải thực hiện theo những tiêu chuẩn công việc như thế nào để đạt được mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu đào tạo phải là mục tiêu có thể đạt được, không nên đặt ra mục tiêu quá cao nhưng lại không có cách để thực hiện. Trước khi bắt đầu khoá học, người đào tạo nên phổbiến với nhân viên mới vềmục tiêu của khoá đào tạo đểnhân viên nắm và xây dựng định hướng, chiến lược học tập phù hợp với bản thân họ. Trong quá trình đào tạo phải luôn theo dõi xem có đang thực hiện đúng như mục tiêu đã đề ra hay chưa để có các giải pháp khắc phục kịp thời, tránh lãng phí thời gian đào tạo.

- Xây dựng nội dung đào tạo cụ thể, phù hợp với mục tiêu đào tạo: Dựa vào mục tiêu đào tạo đã được vạch ra, cấp quản lý và người đào tạo nên lập ra những nội dung cụthểcần được đào tạo trong khoá học là gì và những nội dung này phải bám sát và phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Không nên đưa ra nội dung đào tạo quá rộng hay mang tính chất chung chung, như vậy sẽ gây ra tình trạng mơ hồ trong quá trình đào tạo. Đặc biệt, đối với từng nội dung đào tạo cụ thể, người đào tạo cần sửdụng những phương pháp đào tạo phù hợp cùng với sựkết hợp các thiết bị nghe nhìn để giúp cho nhân viên mới dễtiếp thu kiến thức, kỹnăng hơn. Người

đào tạo có thểgửi nội dung về khoá đào tạo cho các nhân viên mới nắm và tìm hiểu trước khi đào tạo.

- Cải tiến, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho khoá đào tạo: Để đảm bảo quá trình đào tạo được diễn ra thuận lợi, công ty phải luôn kiểm tra định kỳvề cơ sở vật chất đểsửa chữa, cải thiện kịp thời. Bên cạnh đó, tiếp thu góp ý của nhân viên mới về nhu cầu cơ sởvật chất cần sửdụng cho đào tạo đểxem xét và bổsung nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói kỳ nghỉ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (Apec (Trang 96 - 98)